Bệnh thường gặp khi mang thai là những bệnh mà mẹ bầu có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh khi mang thai. Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể phụ nữ mang thai giảm hơn bình thường. Lúc này, hệ miễn dịch đang tập trung bảo vệ thai nhi. Do đó phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh hơn.
Các bệnh thường gặp khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh mắc các chứng bệnh khi mang thai và phải dùng đến các loại thuốc để trị bệnh đòi hỏi bạn phải biết cách phòng bệnh và chữa trị thật đúng cách.
Dưới đây là 10 bệnh thường gặp khi mang thai phụ nữ mang thai cần biết:
Bệnh thường gặp khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
1. Thiếu máu
Thiếu máu có thể do bệnh lý về máu hoặc nhiễm giun móc nhưng đối với phụ nữ mang thai chủ yếu là do thiếu sắt. Để dự phòng thiếu sắt, phụ nữ mang thai nên chú ý tăng cường sắt từ những thực phẩm có màu đỏ, cá, trứng, rau có màu xanh đậm hoặc các chế phẩm bổ sung sắt vào cơ thể.
2. Tiền sản giật
Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỉ lệ từ 6-8% số phụ nữ mang thai, phần lớn xảy ra ở phụ nữ có con so. Bệnh có biểu hiện là cao huyết áp, phù mặt, phù chân tay và nước tiểu có nhiều chất đạm.
Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu khiến máu chảy không cầm được, có thể co giật trước, trong và sau khi sinh làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong (10%).
Chế độ dinh dưỡng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh thường gặp khi mang thai
3. Tiểu đường
Tiểu đường cũng là bệnh khá nghiêm trọng đối với các phụ nữ mang thai. Lúc này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu mà cũng có thể không thiếu insulin nhưng tế bào không sử dụng được insulin.
Hơn nữa, các triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường cũng tương tự như lúc mang thai: mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần… nên rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Bạn cần kiểm tra nước tiểu mỗi khi đi khám thai. Nếu nghi ngờ mình bị đái tháo đường, hãy gửi mẫu nước tiểu để bác sĩ kiểm tra.
Trong những trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho kiểm tra đường huyết lúc đói và làm xét nghiệm dung nạp đường, nhất là vào thời điểm thai 24-30 tuần.
Nếu mắc bệnh đái tháo đường trong giai đoạn mang thai, phụ nữ mang thai cần được theo dõi kỹ để được hướng dẫn chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm bớt lượng đường, béo và muối. Và điều trị thuốc nếu không thể điều chỉnh đường huyết bằng chế độ ăn làm giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi.
Cảm cúm – căn bệnh thường gặp khi mang thai
4. Hen suyễn
Thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ dễ bị dị ứng với môi trường xung quanh. Do đó những bà mẹ có tiền sử hen suyễn sẽ dễ bị bộc phát, nhất là vào tuần cuối của thai kỳ.
Phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc trị hen suyễn dạng khí dung, giải pháp này hầu như không ảnh hưởng gì đến thai nhi, chỉ có tác dụng đến phôit, giúp bà bầu dễ thở hơn.
Nếu có tiền sử hen suyễn, trong thời gian này, phụ nữ mang thai nên mang theo ống hít để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, các chị em nên bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, có thể giúp em bé ngăn ngừa bệnh dị ứng từ môi trường xung quanh.
5. Trầm cảm
Trầm cảm thường xảy ra ở những thai kỳ không mong muốn. Triệu chứng như buồn chán, mất ngủ, mất năng lượng. Hậu quả cho mẹ là tăng trọng lượng kém, nghiện thuốc, nghiện rượu, có ý định tự tử. Hậu quả cho thai nhi là suy dinh dưỡng, sanh non, chậm phát triển tâm thần. Vì vậy thai phụ cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.
Căng thẳng, trầm cảm – bệnh thường gặp khi mang thai mẹ bầu không thể coi thường
6. Cảm cúm
Do sức đề kháng của thai phụ giảm nên dễ bị nhiễm siêu vi gây bệnh cảm cúm. Phụ nữ mang thai nếu bị cảm cúm nên ăn nhiều tỏi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch.
Đặc biệt không được uống thuốc cảm cúm bừa bãi mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ là do uống thuốc cảm cúm khi mang thai.
7. Viêm âm đạo do nấm
Khi có thai, phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm âm đạo do nấm. Nếu bà bầu thấy âm đạo có nhiều huyết trắng, váng đục như sữa đông, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát cần đến bác sĩ để khám và điều trị ngay.
Nếu kéo dài tình trạng viêm nhiễm này sẽ khiến mẹ dễ sinh non và sảy khi mang thai.
Viêm nhiễm âm đạo – bệnh thường gặp khi mang thai
8. Mụn rộp do virus Herpes simplex
Đây là bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hổng trên da gây triệu chứng ngứa, sau đó chúng gây ra các vết phỏng loét hoặc mụn rộp thường xuất hiện ở vùng mặt và miệng.
Trong 3 tháng đầu mang thai người mẹ bị mắc bệnh này thì rất dễ bị sảy thai. Nếu không ngăn chặn sớm trước thai kỳ, vi-rút sẽ lây qua bé ngay khi chưa chào đời. Trong vài trường hợp, thai có thể chết non hoặc não, thần kinh, mắt và da của bé bị ảnh hưởng.
Do đó phụ nữ mang thai cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên đến các khu vực đông người để hạn chế bị lây bệnh.
Ngay khi xuất hiện các dấu hiện của bệnh như kể trên nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng. Bác sĩ sẽ quyết định dùng thủ thuật mổ lấy thai ngay và cho bé uống thuốc vi-rút sau khi vừa chào đời.
9. Viêm cầu thận
Bệnh gây tổn thương đến tiểu cầu thận, diễn tiến chậm và người bệnh bị viêm cầu thận thường có biểu hiện là chân bị phù, giảm chức năng thận, huyết áp tăng cao, tiểu ra máu… Các xét nghiệm có chỉ số như albumin niệu, creatinin và ure trong máu đều cao.
Khi mang thai nếu thai phụ bị viêm cầu thận ở thể nặng có thể làm cho nhau thai và cuống nhau bị teo nhỏ, sẽ gây thai suy dinh dưỡng, sẩy thai, thai chết lưu.
Tuy nhiên nếu bị viêm cầu nhẹ, thai phụ vẫn có thể mang thai bình thường nhưng cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh bệnh tiến triển nặng gây những biến chứng không tốt đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.
10. Viêm gan siêu vi B
Đây là một trong những bệnh lây truyền từ mẹ sang con khá nguy hiểm vì nếu bị nhiễm bệnh từ mẹ, em bé sinh ra có nguy cơ 70 – 90% chuyển sang mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Do đó, cách bảo vệ tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sớm đi tiêm vaccine phòng viêm gan B để bảo vệ cho sức khoẻ bà mẹ cũng như có một thai kỳ khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, nếu không may bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì khi có thai, tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể để bảo vệ em bé trong suốt quá trình thai kỳ và các biện pháp tiêm phòng ngay khi em bé mới được sinh ra.
Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh thường gặp khi mang thai
11. Táo bón
Hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón. Trong thời kì mang thai, chị em ít vận động, hơn nữa, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể.
Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở các bà bầu. Phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi.
Để ngăn ngừa bệnh táo bón khi mang thai, thai phụ nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…
12. Chảy máu nướu răng
Mang thai khiến sức đề kháng của bạn giảm sút, lúc đó nướu răng sẽ mềm và rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng của nó là thường là sưng đỏ do cao răng tích tụ ở chân răng gây đau nhức, biểu hiện qua những chứng bệnh về răng miệng như viêm nha chu, chảy máu chân răng…
Để phòng tránh tình trạng này, các bà bầu nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng kỹ sau khi ăn. Nên đến nha sĩ để được tư vấn, bổ sung một số dưỡng chất cần thiết có lợi cho răng. Điều lưu ý đặc biệt là bạn không được chụp X quang hay gây mê lúc này.
13. Chứng khó thở
Vào cuối thai kỳ, khi sức ép của thai nhi đặt lên cơ hoành thì việc bạn khó thở là hoàn toàn bình thường. Khoảng một tháng trước khi sinh, chứng khó thở này sẽ giảm đi khá nhiều. Tuy nhiên bạn cũng cần để ý đến lượng máu trong cơ thể mình bởi vì thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.
Vào thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mỗi khi khó thở, hãy tập động tác ngồi chồm hổm và thở sâu, từ từ. Kê thêm một cái gối khi ngủ cho dễ thở.
Chuột rút – bệnh thường gặp khi mang thai
14. Chuột rút
Đây là triệu chứng cơ bắp co thắt khiến bạn rất đau, thường xảy ra ở bắp chuối chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Bắt đầu cơn đau bằng triệu chứng cẳng chân duỗi đơ ra và các ngón chân quắp xuống. Theo nghiên cứu thì bệnh này xảy ra ở thai phụ thường là do cơ thể thiếu canxi.
Xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút sẽ giúp các bà bầu có cảm giác thoải mái hơn, sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Khám bệnh để bác sĩ bổ sung thêm canxi và vitamin D.
15. Đái rắt
Hiện tượng đái rắt (thường vào ban đêm) là điều dễ gặp của các chị em mới có thai trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Thực sự đây không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng sinh lý của người mới có thai của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Khi có thai, tử cung to dần lên, đè trực tiếp vào phía sau bàng quang gây những kích thích khiến thai phụ luôn có cảm giác mót tiểu và tạo nên tình trạng đái rắt.
Lời khuyên cho các mẹ bầu lúc này là nên uống ít nước trước khi đi ngủ. Không nên quá lo lắng bởi vì thường sau ba tháng trở đi, tử cung to lên, phát triển vượt ra khỏi lòng xương chậu và không trực tiếp đè vào bàng quang nữa, lúc đó hiện tượng này sẽ tự hết.
Tuy thế, khi thai nghén đến tháng cuối, vào những ngày sắp sinh, do đầu thai nhi tụt thấp xuống đè vào bàng quang, lúc đó tình trạng đái rắt lại có thể xuất hiện. Nếu hiện tượng này kéo dài thì hãy nghĩ đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Những thay đổi hoóc môn có thể khiến mẹ bầu dễ bị các bệnh thường gặp khi mang thai
16. Bệnh trĩ
Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu. Sở dĩ nó là nguyên nhân gián tiếp vì các thói quen trên dễ làm cho bà bầu bị táo bón. Và táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ.
Một số người có trĩ sẵn nhưng ở dạng ẩn (bên trong) sẽ dễ bị lộ trĩ trong quá trình mang thai hoặc sau sinh. Số khác hình thành bệnh trong lúc mang bầuhoặc sau sinh. Hiện tượng này không phải hiếm bởi vì, khi sinh, tình trạng tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Phòng bệnh trĩ khi mang thai không phải là quá khó. Khi có thai, thai phụ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với thường xuyên tập thể dục. Các tư thế thể dục được lựa chọn phải đảm bảo làm sao để bào thai không đè xuống phần dưới cơ thể. Khi có thai, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích.
=> Những căn bệnh thường gặp khi mang thai ở đây đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó việc nắm bắt và phòng ngừa những căn bệnh trên sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Vì thời gian mang thai là thời gian các bà bầu thường dễ bị mắc bệnh nhất.
Theo The Asianparent
Xem thêm bài liên quan:
Cảm cúm khi mang thai có gây dị tật thai nhi không?
Mẹ có biết 7 hormone thai kỳ quan trọng giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!