Bà bầu ăn thanh long được không? Mẹ nên ăn thanh long vì loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi, giúp thanh nhiệt cho mẹ bầu trong những ngày nóng nực. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Bà bầu ăn thanh long được không?
- Một số dưỡng chất trong thanh long có lợi cho bà bầu
- Tác dụng của thanh long đối với bà bầu
- Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn thanh long
Bà bầu ăn thanh long được không?
Bà bầu ăn thanh long được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thanh long chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi. Thanh long là một loại trái cây lành tính, có giá thành “thân thiện”.
Thanh long có vị chua ngọt nhẹ nhàng, là loại trái cây thanh nhiệt cho mẹ bầu trong những ngày nóng nực. Loại trái cây này được khuyên dùng cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Canada, nếu mẹ ăn nhiều trái cây trong lúc mang thai thì con sinh ra sẽ có tư duy cao hơn hẳn những đứa trẻ bình thường. Đó cũng là lí do mà bà bầu nên tích cực ăn thanh long, cũng như các loại trái cây khác. Giúp bé sau khi sinh ra luôn mạnh khỏe và có chỉ số thông minh cao. Bầu 3 tháng đầu ăn thanh long được không? Rất nên mẹ nhé!
Mẹ hoàn toàn có thể ăn thanh long trong thai kỳ (Nguồn ảnh: iStock)
Bạn có thể chưa biết:
Một số dưỡng chất trong thanh long có lợi cho bà bầu
Thành phần trong quả thanh long khá đa dạng,nó sẽ trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên ăn thanh long không? Các chất dinh dưỡng chiếm hàm lượng cao nhất là (thành phần có trong 100gr):
- Nước : 87.6g
- Protein : 1.3g
- Carbohydrate : 8.7g
- Chất xơ : 1.8g
- Canxi : 11mg
- Photpho : 11mg
- Vitamin C : 10mg
Giàu vitamin C
Bà bầu có nên ăn thanh long? Trong thời kỳ mang thai, việc cung cấp đủ vitamin C từ chế độ ăn uống rất quan trọng. Để hỗ trợ nướu răng và quá trình phát triển xương của thai nhi. Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu nên bao gồm ít nhất 70mg vitamin C. Trong 100g thanh long có chứa khoảng 10mg vitamin C. Do đó, mẹ có thể cân nhắc việc thưởng thức món quả này vào các bữa phụ hoặc tráng miệng sau bữa chính.
Giàu carbohydrate
Thanh long là một nguồn cung cấp carbohydrate đến từ tự nhiên, 100g chứa khoảng 9 – 14g carbohydrate. Carbohydrate có tác dụng cung cấp năng lượng chính cho việc phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên hấp thụ tối thiểu 135g carbohydrate mỗi ngày. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua loại quả thơm ngon lại bổ dưỡng này.
Cung cấp chất béo
Chất béo trong quả thanh long không chỉ cung cấp năng lượng mà còn thúc đẩy sự hình thành não của thai nhi. Chỉ cần một phần nhỏ cũng đem đến cho mẹ bầu khoảng 0,1 – 0,6g chất béo, nổi bật nhất có thể kể đến chất béo bão hòa đơn.
Giàu canxi
Bà bầu có nên ăn thanh long? Hàm lượng canxi chứa trong thanh long giúp củng cố sức khỏe xương và răng trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, canxi cùng phốt pho trong trái cây này cũng đảm bảo sự phát triển xương của thai nhi nữa. Đảm bảo mẹ có hệ xương chắc chắn để chống đỡ bé cưng đang ngày một lớn lên trong bụng.
Canxi có nhiều trong thanh long, rất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh (Nguồn ảnh: iStock)
Tác dụng của thanh long đối với bà bầu
Bà bầu ăn thanh long được không còn là nỗi lo lắng, băn khoăn. Bởi thanh long mang lại rất nhiều lợi ích như:
Ngăn ngừa táo bón
Với hàm lượng chất xơ phong phú và một lượng nước dồi dào, thanh long giúp mẹ bầu no lâu và tăng khả năng điều tiết của hệ tiêu hóa. Ăn thanh long giúp giảm bớt nguy cơ bị táo bón, triệu chứng khó chịu đối với hầu hết các mẹ bầu.
Mẹ có thể ăn thanh long không hoặc kết hợp thành một hỗn hợp salad thanh long thơm ngon cho bữa ăn nhẹ buổi xế. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thử một ly sinh tố với loại quả này, một lựa chọn không tồi cho bữa sáng.
Giảm mệt mỏi cho mẹ
Vừa cung cấp carbonhydrate, vừa bổ sung vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Ăn thanh long giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi, và các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin B1 còn giúp duy trì những hoạt động bình thường của tim và hệ thần kinh.
Giúp cho sự phát triển não của thai nhi
Bà bầu có nên ăn thanh long? Không chỉ chuyển hóa thành năng lượng “nuôi” cơ thể, chất béo còn cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển não của thai nhi. Nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, giai đoạn não tăng trưởng mạnh mẽ. Hàm lượng chất béo trong thanh long tuy không quá nhiều, chỉ từ 0,1 – 0,6 gram, nhưng lại là nguồn chất béo có lợi cho cơ thể.
Ngăn ngừa khuyết tật
Theo KTV. Vũ Thị Nga – Trung tâm xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, folate là một nhóm các chất thường được biết đến dưới dạng vitamin B9, trong đó bao gồm acid folic, dihydrofolate (DHF), tetrahydrofolate (THF),… Để hình thành hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu bình thường của cơ thể thì không thể thiếu chất này.
Đối với thai nhi thì folate vô cùng quan trọng, góp phần trong sự phát triển bình thường của thai, giúp tăng trưởng tế bào và mô cũng như tạo ra DNA của cơ thể. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin này trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa các khiếm khuyết về sưng não và tủy sống, chẳng hạn như spina bifida và hở môi hay hở hàm ếch.
Thanh long có chứa một lượng chất folate tốt, giúp bảo vệ thai nhi khỏi chứng dị tật ống thần kinh một cách hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu ăn thanh long còn bổ sung nhiều vitamin có lợi như vitamin B1, B2, B3… thúc đẩy sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của bào thai.
Ngăn ngừa viêm nhiễm
Bà bầu ăn thanh long có tốt không? Rất nên mẹ nhé vì các tính chất chống khuẩn và kháng nấm trong thanh long giúp ngăn cản sự phát triển của bệnh nhiễm khuẩn, hỗ trợ mẹ chống lại các viêm nhiễm và nấm có hại trong thai kỳ.
Ngoài ra, mẹ bầu ăn thanh long trong khi mang thai còn thúc đẩy tái tạo tế bào và chữa lành vết thương một cách hiệu quả hơn.
Tăng cường sức khỏe
Bà bầu có được ăn thanh long không? Việc bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Bởi vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ cho quá trình hình thành răng, xương của thai nhi.
Đặc biệt, đối với những mẹ bầu đang gặp vấn đề vệ sinh răng miệng, vitamin C cũng giúp giải quyết tình trạng này. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ nên bổ sung ít nhất 70 mg vitamin C. Khoảng 85 gram thanh long sẽ giúp cung cấp khoảng 25 mg vitamin C, đạt khoảng 1/3 “chỉ tiêu” mỗi ngày.
Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Có bầu ăn thanh long được không? Cứ trung bình 100 gram thanh long sẽ có khoảng 9-14 gram carbohydrate. Chiếm khoảng 10% nhu cầu carbohydrate tối thiểu mỗi ngày của mẹ bầu. Carbohydrates có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy, việc bổ sung đặc biệt cần thiết.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung thêm carbonhydrate từ nhiều nguồn khác nhau, như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bắp, khoai tây, mì…
Carbohydrates có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi (Nguồn ảnh: iStock)
Bạn có thể chưa biết:
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn thanh long
Mẹ nên tránh ăn thanh long khi nào?
- Có nguy cơ tiểu đường cao hoặc bị tiểu đường thai kỳ.
- Đễ dị ứng với đạm thực vật vì thanh long giàu đạm thực vật.
- Mẹ bầu dễ bị đau bụng hoặc đang bị tiêu chảy.
- Mẹ bầu đang trong tình trạng ho đàm, stress nặng, mệt mỏi chân tay.
Mẹo vặt chọn thanh long tươi ngon
- Chọn quả sạch, tươi mới, để nơi thoáng mát nếu chưa dùng ngay sau khi mua về.
- Không dùng quả đã héo, vỏ không còn căng mọng.
- Rửa sạch vỏ trước khi cắt.
- Không lạm dụng thanh long, không sử dụng quá nhiều và liên tục.
- Nên dùng xen kẽ với các loại trái cây khác để cân bằng lượng đường dung nạp.
- Có thể dùng thanh long làm salad để làm phong phú thực đơn và chống ngán cho mẹ bầu.
Mẹ bầu cần chọn thanh long tươi (Nguồn ảnh: iStock)
Cách làm nước ép thanh long thơm ngon giải nhiệt cho mẹ bầu
Chuẩn bị:
- 1/2 quả thanh long chín và ngọt (ruột đỏ hoặc ruột trắng tùy theo sở thích)
- 2 thìa cà phê đường trắng
- ⅓ ly đá bào
- Vài lát dứa tươi (tùy khẩu vị)
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch thanh long và gọt vỏ, xắt miếng.
Bước 2: Cho thanh long cùng dứa vào máy ép hoa quả để vắt lấy nước.
Bước 3: Cho phần nước ép vừa hoàn thành vào ly đá bào đã chuẩn bị sẵn, thêm vào ít đường (tùy theo khẩu vị của bạn).
Bước 4: Khuấy đều trước khi thưởng thức!
Nguồn thông tin: Vai trò của Folate đối với quá trình hình thành hồng cầu – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!