Một số đối tượng không nên ăn thanh long dù thanh long được người dân đưa vào danh sách cần giải cứu vì không thể tiêu thụ trước tình hình dịch bệnh Covid-19.
3 đối tượng không nên ăn thanh long để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Thanh long là một loại trái cây phổ biến với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Trong đó có nguồn vitamin đầy đủ như B1, B2, B3, C… đến các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như phốt pho, sắt, canxi. Theo Webmd, Betalains được tìm thấy trong cùi thanh long đỏ được chứng minh có thể bảo vệ cơ thể tránh nguy cơ cholesterol xấu tấn công. Hydroxycinnamates trong thanh long là hoạt chất được chứng minh chống ung thư hiệu quả. Flavonoid dồi dào trong loại quả này giúp não bộ hoạt động tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một số đối tượng không nên ăn thanh long để tránh gây hại xấu cho cơ thể
Đặc biệt, giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, thanh long cũng được xếp vào danh sách thực phẩm cần được “giải cứu” do không thể tiêu thụ.
Dù thanh long được bán với giá rẻ nhưng bạn cũng không nên bỏ qua chuyện ăn đúng cách. Một số người gặp vấn đề sức khỏe sau đây không nên ăn thanh long để tránh gây hại xấu cho cơ thể.
Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt
Thanh long là một loại trái cây có tính hàn, không phù hợp để ăn trong kỳ kinh nguyệt – thời điểm bạn nên ăn đồ chín nóng vì vậy nếu đang trong kỳ “đèn đỏ” thì không nên ăn thanh long để tránh làm tình trạng kinh nguyệt kéo dài “nặng nề” hơn hoặc gây đau bụng kinh.
Thanh long là một loại trái cây có tính hàn, không phù hợp để ăn trong kỳ kinh nguyệt
Người mắc bệnh tiểu đường
Ruột thanh long hầu như không chứa fructose và sucrose nên đường chủ yếu là glucose. Loại đường glucose tự nhiên này rất dễ khiến cơ thể hấp thụ nhanh và nếu tiêu thụ nhiều có thể gây tăng đường huyết nghiêm trọng, do đó.
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn thanh long một cách thận trọng
Người đang bị tiêu chảy
Những người có dạ dày yếu hoặc đang bị tiêu chảy nặng tuyệt đối không được ăn thanh long. Bởi thanh long giàu chất xơ hòa tan trong nước, giúp ngăn ngừa táo bón nên rất dễ làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng hơn. Do đó, bạn cần chú ý không tiêu thụ loại quả này khi đang bị tiêu chảy hoặc có dạ dày yếu.
Những người có dạ dày yếu hoặc đang bị tiêu chảy nặng tuyệt đối không được ăn thanh long
Ăn thanh long cũng phải đúng cách
Nhai thật kỹ trước khi nuốt
Ăn chậm nhai kỹ là nguyên tắc ăn uống hàng đầu. Khi ăn thanh long, bạn cũng phải đảm bảo nguyên tắc này. Nhiều người chăm chỉ ăn thanh long vì biết những hạt đen li ti trong loại quả này rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không nhai vỡ được đám hạt này có thể do thanh long ruột khá mềm và do thói quen ăn nhanh, nuốt chửng của nhiều người.
Theo Health, hạt thanh long chứa rất nhiều axit béo có lợi như omega-3 và omega-6, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng sức dẻo dai cho thành mạnh. Lớp vỏ của hạt thanh long tương đối khó phân hủy ngay cả khi đã nằm gọn trong dạ dày, được co bóp tiêu hóa. Và hầu hết, chúng đều “ra ngoài” hết chứ không đem lại dinh dưỡng.
Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần chú ý nhai thật chậm từng miếng thanh long nhỏ để hạt vỡ ra, để cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ bên trong hạt.
Phải rửa vỏ quả thanh long trước khi ăn
Nhiều người chủ quan thường bỏ qua việc rửa sạch quả trước khi ăn vì cho rằng vỏ quả thanh long rất dày, không có khả năng “hút” những loại sâu bọ nên đảm bảo an toàn, hiếm có nguy cơ nhiễm dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, mặc dù vỏ thanh long dày và chúng ta chỉ ăn ruột quả nhưng không ngoại trừ trường hợp hóa chất thôi nhiễm, rồi cầm nắm quả dẫn chất độc vào miếng thanh long tận miệng.Tốt nhất, chúng ta vẫn nên rửa sạch loại quả này trước khi ăn, giống như bất cứ loại quả nào khác.
Nguồn kenh14.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!