Bầu tránh uống các loại nước nào? Khi mang thai mẹ bầu không nên uống nước chưa đun sôi, nước ngọt có ga, nước đá lạnh…Ngoài ra còn một số loại nước khác, mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết để biết nguyên nhân tại sao cần tránh các loại nước này nhé!
- Mẹ bầu tránh uống gì khi mang thai?
Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu tránh uống gì khi mang thai?
Mang thai là một trong những giai đoạn quan trọng và nhạy cảm nhất trong cuộc đời của người phụ nữ. Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu chủ quan không chỉ gây ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, ngoài các thực phẩm, thức ăn mẹ bầu nên và không nên ăn còn có một thứ không kém phần quan trọng, chính là các loại nước bà bầu không nên uống.
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu uống nước sấu có tốt không, uống bao nhiêu là đủ?
Mẹ thắc mắc: Bầu 2 tháng uống nước mía được không? Uống như thế nào để tốt cho mẹ và con trong thai kỳ?
Nước chưa đun sôi, sôi quá kỹ hoặc đun lại nhiều lần
Trong thời gian mang thai, mặc dù là nước đã đun sôi nhưng mẹ bầu không nên uống nước đun sôi quá kỹ hoặc đun lại nhiều lần. Bởi nó có thể gây ngộ độc máu.
Trong nước đun sôi nhiều lần có nitrite bạc và nồng độ asen tương đối cao. Còn nước đun quá kỹ khi được hấp thu vào cơ thể sẽ gây biến đổi hemoglobin thành methemglobin, khiến oxy không được lưu thông trong máu, dẫn đến ngộ độc máu.
mẹ bầu tránh uống
Thêm nữa, mẹ bầu cũng không nên uống nước chưa đun sôi. Trong nước máy chưa đun sôi, chất clo và các chất hữu cơ còn lại trong nước sau khi lọc ở nhà máy sẽ tương tác với nhau tạo ra trihydroxy là chất gây ung thư.
Nước máy đun sôi đựng trong bình đựng nước nóng sau 24 giờ đồng hồ cũng có tác hại không kém nước chưa đun sôi. Bởi với nhiệt độ giảm dần, chất clo có trong nước sẽ tiếp tục được chia nhỏ để trở thành nitrit cực kỳ bất lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.
Mẹ bầu tránh uống nước ngọt có ga
mẹ bầu tránh uống
Mẹ bầu không nên uống gì? Theo trang chuyên về sức khỏe phụ nữ MissNews của Mỹ, nước ngọt có gas chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe như nước bão hòa CO2, nhiều chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu. Đặc biệt, lượng cafein trong nước ngọt có gas rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.
Một chai nước ngọt có gas 340g chứa tới 50-80mg cafein. Mỗi lần uống 1g chất này, khu trung khu thần kinh trung ương của mẹ bầu có thể bị hưng phấn, làm tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, gây mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Tình trạng này khiến mẹ lo âu, mệt mỏi, từ đó tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Không chỉ vậy, quá nhiều caffein trong nước ngọt có gas cũng có thể khiến mẹ bầu bị kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, khó chịu.
Khi uống nước ngọt có gas, khí CO2 hòa tan trong đó đi vào dạ dày khá nhiều. Khi vào dạ dày, nó tách ra khỏi nước, bốc lên phía trên, dạ dày co bóp và đẩy khí CO2 thoát ra ngoài gây ợ hơi. Quá nhiều khí CO2 vào cơ thể sẽ khiến mẹ bầu bị chướng hơi, đầy bụng trong khi bà bầu vốn đã gặp khó khăn về tiêu hóa.
Nếu uống nhiều nước có ga, Mẹ bầu cũng có thể bị thiếu chất, không đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi
mẹ bầu tránh uống
Lượng cafein lớn không chỉ kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai mà còn phá vỡ các vitamin, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1. Khi bị thiếu vitamin B1, mẹ bầu sẽ bị mệt mỏi, chán ăn và táo bón.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngọt có gas làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Nguyên nhân được cho là vì thành phần phosphate trong loại thức uống này sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm và tạo ra các chất không mong muốn cho cơ thể, gây hại cho thai nhi.
Acid photphoric trong nước ngọt có gas còn phản ứng với canxi, magie và kẽm, kích thích ngắn cho quá trình trao đổi chất, tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu. Mẹ bầu cảm thấy phải đi vệ sinh ngay lập tức. Quá trình này kéo nhiều canxi, chất dinh dưỡng và vitamin trong cơ thể ra ngoài.
Chính vì vậy, mẹ bầu uống nhiều nước ngọt có gas sẽ tăng cân nhưng cơ thể cả mẹ và thai nhi đều bị thiếu dưỡng chất.
Nói cách khác, nước ngọt có gas là một dạng thực phẩm có “năng lượng rỗng”. Nghĩa là nó là nó chỉ tạo năng lượng chứ không cung cấp các dưỡng chất khác như vitamin, chất khoáng, chất xơ… Ví dụ, một lon nước ngọt 330ml cung cấp khoảng 150kCal, gần bằng năng lượng của một bát cơm nhưng không có các dưỡng chất như cơm.
Trong khi đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm rất nhiều dưỡng chất thông qua thực phẩm hằng ngày để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Uống nước ngọt có gas đồng nghĩa với việc bà mẹ sẽ ăn ít hơn các sản thực phẩm dinh dưỡng khác.
Cần nhấn mạnh thêm rằng: Nước ngọt có gas có thể tăng nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm trong thai kì
Nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường rất cao. Do vậy, uống nhiều loại đồ uống này sẽ khiến căn nặng của mẹ tăng không thể kiểm soát, tăng nguy cơ bị các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp…
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến đứa trẻ chưa chào đời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Nghiên cứu của Đại học Y khoa tại Texas, Mỹ khẳng định, thai phụ có lượng đường trong máu cao có thể khiến đứa trẻ dễ bị mắc một loạt các vấn đề sức khỏe: béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.
Hầu hết các tổ chức y tế đều khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng lượng đường cao nếu muốn sinh con khỏe mạnh. Và tất nhiên, nước ngọt có gas là một loại đồ uống mẹ bầu nên tránh bởi nó chứa rất nhiều đường.
Mẹ bầu tránh uống nước có chứa caffeine
Caffeine là một chất kích thích làm tăng cường sự tỉnh táo. Caffein làm tăng nhẹ huyết áp, nhịp tim và lượng nước tiểu. Phụ nữ có thai có thể đặc biệt nhạy cảm với caffein hơn những người khác vì thời gian đào thải ra khỏi cơ thể lâu hơn. Caffein có thể làm cho một số người bồn chồn, khó tiêu hoặc khó ngủ.
mẹ bầu tránh uống
Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên sử dụng 200mg caffeine mỗi ngày. Mức caffeine này sẽ giúp mẹ và em bé an toàn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải kiếm soát kỹ lượng caffeine có trong các loại đồ uống để đảm bảo không vượt quá 200mg caffeine.
Caffeine có nhiều nhất là trong cà phê, trà và trà xanh. Trung bình mỗi ly cà phê chứa từ 80 – 300mg caffeine. Nếu mẹ bầu là người thích uống cà phê đậm đặc thì hàm lượng caffeine còn cao hơn. Đương nhiên, mẹ không thể tính chính xác mẹ đã đưa vào cơ thể bao nhiêu caffeine. Nhưng việc quan sát và tính toán để có được một con số tương đối là rất quan trọng. Bởi, việc đưa quá nhiều loại chất này vào cơ thể khi đang mang bầu có thể gây nên những vấn đề vô cùng nghiệm trọng.
Uống quá nhiều caffeine trong thai kỳ liên quan đến 3 vấn đề: Sẩy thai, nhẹ cân của trẻ và rối loạn thần kinh.
Một nghiên cứu với sự tham gia của 1000 phụ nữ đang ở 3 tháng đầu tiên cho thấy, nguy cơ sảy thai của họ tăng gấp đôi khi dùng quá 200mg cafein mỗi ngày. Những phụ nữ uống quá 200mg cafeine mỗi ngày có tỷ lệ sảy thai là 25%, những người uống quá 100mg mỗi ngày có tỉ lệ sảy thai là 15% và những người không uống chỉ có tỉ lệ 12%.
Mẹ có thể quan tâm:
Bầu 2 tháng uống nước dừa được không? Dùng nước dừa như thế nào để mang lại lợi ích “vàng” cho mẹ và con?
Bầu uống nước đá được không? Những tác hại của việc uống nước đá mẹ bầu cần biết
Khi cơ thể mẹ có caffeine vượt mức cho phép sẽ làm giảm chức năng hấp thụ axit folic của cơ thể và sẽ dẫn đến vấn đề khuyết tật hệ thần kinh. Axit folic là loại chất rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh. Thiếu axit folic không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thần kinh mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Ngưỡng caffeine an toàn là 200mg. Vì vậy, nếu mẹ bầu không uống cà phê, trà quá nhiều thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Một liều nhỏ hoặc vừa phải caffeine mỗi ngày là an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu có thể, mẹ bầu không nên uống cà phê mỗi ngày.
Trà đặc
Phụ nữ mang thai uống trà quá nhiều, quá đặc, đặc biệt là hồng trà đặc sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi.
mẹ bầu tránh uống
Trong lá chè có chứa 2-5% chất cafein, cứ 500ml nước trà hồng đặc chứa khoảng 0,06mg cafein, nếu mỗi ngày uống 5 cốc trà đặc sẽ tương đương với uống 0,3 – 0,5mg cafein. Caffeine có tác dụng gây hưng phấn, quá nhiều sẽ gây kích thích và động thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Điều tra của chuyên gia y tế cho thấy, phụ nữ mang thai nếu mỗi ngày uống 5 cốc hồng trà đặc có thể làm giảm thể trọng của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra trong lá chè còn chứa quá nhiều axit tannic, chất này có thể kết hợp với nguyên tố sắt trong thực phẩm dành cho phụ nữ mang thai, hình thành chất phức hợp mà cơ thể không hấp thụ được. Nếu phụ nữ mang thai uống quá nhiều trà đặc còn có khả năng gây thiếu máu, hay bệnh thiếu máu do thiếu sắt bẩm sinh ở thai nhi.
Không nên uống nước đá lạnh
Tuy nước đá là một loại thức uống giúp giải khát hiệu quả trong những ngày hè nóng nực. Thực tế, nước đá lạnh thật sự không hề tốt như nhiều người vẫn nghĩ.
Độ lạnh của đá có thể gây nên một số vấn đề liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa. Đây là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề như mẹ bầu bị nhức răng,ho dai dẳng, bị viêm họng và tiêu chảy.
mẹ bầu tránh uống
Các chuyên gia đều khuyến cáo trong thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không ăn những đồ lạnh cũng như uống nước đá lạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé vì những lý do sau:
Nước đá lạnh chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes
Vi khuẩn Listeria monocytogenes trong nước chưa qua xử lý vẫn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường nhiệt độ âm.
Do đó, khi uống nước đá lạnh, mẹ bầu có thể vô tình mang loại vi khuẩn này vào người và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nguy cơ sảy thai, thai dị tật,…
Gây nguy hiểm cho dạ dày
Khi uống nước đá lạnh, các loại vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Nước lạnh làm cho niêm mạc dạ dày đột ngột bị co, dịch dạ dày bài tiết ít, chức năng tiêu hóa kém. Từ đó dẫn đến một loạt triệu chứng về dạ dày và ruột như: không muốn ăn, tiêu hoá không tốt, đi ngoài, dạ dày co thắt gây đau, xuất hiện hiện tượng đau bụng dữ dội.
Nước đá lạnh dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp
Nếu mẹ bầu uống quá nhiều nước lạnh sẽ khiến mạch máu ở các niêm mạc hô hấp như mũi, họng, khí quản co vào đột ngột, lượng máu chảy giảm ít, làm giảm sức đề kháng cục bộ. Mẹ bầu còn dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như đau rát, ho. Hoặc mẹ bầu bị đau đầu, nghiêm trọng còn dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp hoặc viêm amidan.
Có thể gây co thắt tử cung
Cũng theo một số nghiên cứu, phụ nữ mang thai chạm vào đá sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển của cơ thể.
Nếu những mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm mà uống nước lạnh có thể xảy ra hiện tượng co thắt tử cung, có thể dẫn đến động thai, nguy cơ sinh non.
Trên đây là những thông tin tổng hợp đầy đủ về các loại nước mẹ bầu tránh uống. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi uống bất cứ loại nước nào nhé! Điều đó sẽ tốt cho mẹ bầu và cả em bé trong bụng nữa.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!