Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm đối với các tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy, khi gặp phải các tình huống nguy hiểm, mẹ bầu cần phải được giúp đỡ đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.
Tình huống nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp bất cứ lúc nào
1. Hạ huyết áp
Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt mỗi khi đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột, đó chính là hệ quả khi mẹ bầu bị hạ huyết áp. Nguy hiểm hơn, khi huyết áp xuống quá thấp, mẹ bầu rất dễ bị ngất xỉu do máu và ô-xy truyền lên não và các cơ quan khác trong cơ thể không đủ. Theo đó, thai nhi trong bụng sẽ không nhận đủ lượng máu và ô-xy cần thiết để phát triển.
tình huống nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp
Khi gặp tình huống này, người thân nên để mẹ bầu nằm trên giường hoặc mặt phẳng, tránh gối đầu cao giúp máu lên não đầy đủ. Tránh tập trung đông người gây thiếu oxy. Sau đó, mẹ bầu nên uống hỗn hợp nước, trà, đường, vài lát gừng và đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
2. Ra máu bất thường
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu bất thường của thai phụ. Đó là:
- Tình trạng thai nghén.
- Vị trí thai bất thường (thai ngoài tử cung).
- Thai trứng (thai không phát triển được đầy đủ tạo thành thai và rau thai).
- Dọa sảy.
- Thai chết lưu.
- Những trường hợp ít gặp hơn là sang chấn đường sinh dục do tai nạn, ngã xe hoặc mẹ bầu mắc các bệnh về máu.
Nếu gặp trường hợp mẹ bầu ra máu bất thường do chấn thương, cần cấp cứu nhanh tới các bệnh viện gần nhất. Trong 3 tháng đầu, nều tình trạng ra máu chỉ cần lượng rất nhỏ, mẹ bầu cũng cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân.
3. Chuyển dạ khi không ở bệnh viện
Trong trường hợp đỡ đẻ khẩn cấp, bước đầu cần đỡ trẻ ra khỏi đường sinh dục của người mẹ an toàn. Sau đó, người thân cắt rốn, ủ ấm và làm thông đường hô hấp cho trẻ.
tình huống nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp
Đối với mẹ, người đỡ đẻ cần chú ý quan sát có chảy máu hay không. Nếu mẹ chảy máu, phải dùng lòng bàn tay xoa vùng bụng trên khớp vệ, khớp mu, giúp dạ con co chặt để cầm máu.
4. Mẹ bầu bị ngã
Có thể chấn thương xương, phần mềm, dạ con, đường sinh dục khi bị ngã. Vì vậy, người thân phải theo dõi mẹ vầu có bị gãy xương hay không, là vết thương kín hay hở. Nếu mẹ bầu bị chấn thương cột sống, cần nằm bất động, không gây tổn thương thêm.
Với các trường hợp ngã đập vào vùng bụng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vỡ dạ con rất nguy hiểm.
5. Chuột rút
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị chuột rút.
tình huống nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp
Có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút. Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ.
Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kì cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…
Để hạn chế tình trạng chuột rút, phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi từ thịt, cá, hải sản, rau xanh, đậu nành.
Để đảm bảo mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn. Hãy ghi nhớ những tình huống nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp được kể trên. Mẹ bầu hãy sẵn sàng với bất cứ điều gì có thể xảy đến với mình trong suốt quá trình mang thai. Điều quan trọng nhất là bình tĩnh để vượt qua nó.
-Ele Luong-
Các bài viết liên quan:
Chích ngừa trước khi mang thai: Mẹ bầu không thể bỏ qua!
Danh sách 10 bác sĩ sản khoa tại Hà Nội – Mẹ bầu có thể tham khảo!
Mẹ bầu muốn dễ sinh – Mẹ hãy tập ngay những bài tập đơn giản sau!