Chích ngừa khi mang thai là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, ngăn ngừa các bệnh hoặc biến chứng thai kì có thể xảy ra do tác động của các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, vi rút, môi trường ô nhiễm… Chị em chích ngừa đầy đủ sẽ có thể phòng tránh được các nguy cơ lây nhiễm bệnh, để bảo vệ thai kỳ được an toàn nhất.
Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Chích ngừa khi mang thai cần được tiến hành ít nhất thời điểm thụ thai trước từ 3 đến 6 tháng tùy mũi tiêm. Các mũi tiêm và thời điểm tiêm ngừa ở thời gian này cụ thể như:
Sởi, Quai bị và Sởi Đức (Rubella)
Thời gian tiêm: trước mang thai ít nhất 3 tháng, có thể là mũi tiêm ngừa Rubella hoặc mũi tiêm tổng hợp Sởi – Quai bị – Rubella.
Tác dụng phòng ngừa: phòng tránh sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi. Nếu mẹ mắc bệnh nhất là Rubella ở 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng sảy thai, sinh non, thai chết lưu và dị tật thai nhi lên đến 90%. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.
Chích ngừa khi mang thai
Cúm
Thời gian tiêm: Nên tiêm ngừa cúm trước mang thai ít nhất 1 tháng, dù việc tiêm ngừa cúm có thể tiến hành ở các thời điểm khác nhau trước mang thai.
Tác dụng phòng ngừa: phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nếu mẹ mắc bệnh cúm ở 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh là rất lớn.
Chú trọng nhất là thời gian mang thai của chị em có rơi vào mùa dịch cúm hay không. Nếu vào thời điểm mùa dịch cúm, thì cần thiết phải tiêm ngừa để phòng tránh cúm. Vì, nếu bị cúm trong thai kỳ, bệnh nhẹ thì khiến mẹ bầu mệt mỏi, sổ mũi rất khó chịu, trường hợp cúm nặng có thể phải dùng thuốc sẽ không tốt cho thai nhi.
Thủy đậu
Thời gian tiêm: Nên tiêm trước mang thai 3 tháng, muộn nhất là trước 2 tháng.
Tác dụng phòng ngừa: phòng tránh dị tật thai nhi, nhất là dị dạng hình thể hoặc liệt chân tay và phòng tránh lây virus bệnh cho con khi sinh nở.
Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.
Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh do vi-rút VRV-Varicella zoster vi-rút gây ra với các triệu chứng như người mệt mỏi, sốt, khắp người nổi các bọng nước cỡ 2-5mm.
Viêm gan B
Thời gian tiêm: Nên tiêm trước khi mang thai là tốt nhất, tuy nhiên nếu mẹ chưa kịp tiêm phòng, có thể tiêm ngay cả trong thời kỳ đang mang thai.
Tác dụng phòng ngừa: phòng tránh lây bệnh cho con.
HPV
Thời gian tiêm: Cần tiêm trước mang thai 6 tháng.
Tác dụng phòng ngừa: Tiêm phòng HPV giúp phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm và hạn chế một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ để an toàn hơn cho thai kỳ.
Những lưu ý liên quan đến chích ngừa khi mang thai
- Tùy theo yêu cầu và quy định của từng mũi tiêm vắc-xin, chị em vẫn cần phải tuân thủ việc tránh thai an toàn trong thời gian này. Nếu có thai trong thời gian tiêm phòng, cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ về trường hợp cụ thể của mình.
- Chị em cần lưu ý đặc biệt đến mũi tiêm phòng ngừa uốn ván, nếu mang đa thai hoặc nguy cơ sinh non.
- Theo dõi cơ thể kỹ lưỡng sau tiêm phòng trong vòng 24-48 tiếng.
Nếu chích ngừa rồi mới biết mình “dính” thì phải làm sao?
Chích ngừa khi mang thai
Các loại vắc xin cần thiết nên chích ngừa khi mang thai, bao gồm vắc xin ngừa Cúm, Viêm gan B, Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella đều được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.
Tuy nhiên, với vắc xin ngừa Cúm và Viêm gan B, bà bầu vẫn có thể tiêm bù trong thai kỳ nếu chưa kịp hoàn thành việc tiêm chủng 2 loại vắc xin này trước khi có thai. Còn với vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella, các chị em tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện mình đã được làm mẹ.
Trong trường hợp lỡ tiêm 2 loại vắc xin trên rồi mới phát hiện mình mang thai (thời gian từ lúc tiêm vắc xin đến lúc mang thai chưa được 1 tháng), các mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Lưu ý là không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp lỡ chích ngừa khi mang thai. Tuy nhiên, cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!