Có rất nhiều yếu tố giúp chúng ta tiên lượng về sức khoẻ thai kỳ. Sau đây là những vấn đề về sức khoẻ khi mang thai mẹ cần biết. Hãy theo dõi nhé!
Các vấn đề về sức khoẻ thai kỳ
Tăng cân trong thai kỳ
Số cân nặng mà một phụ nữ tăng lên khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán kết quả của thai kỳ.
– Tăng cân quá mức khiến một bệnh nhân mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp, và nó có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ.
– Tăng cân quá ít khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR) và người mẹ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng và loãng xương.
Buồn nôn và nôn
Ngay cả khi thai phụ có các triệu chứng như buồn nôn và nôn (ốm nghén), nó có thể `không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, đặc biệt nếu người phụ nữ vẫn tăng cân với tỷ lệ tiêu chuẩn.
Số lượng hồng cầu thấp hoặc cao
Lượng hồng cầu bình thường dao động trong khoảng 4,2 – 5,9 triệu hồng cầu / microliter. Nguy cơ sinh non sẽ tăng lên nếu số lượng máu thấp (thiếu máu).
Lượng máu thấp cũng khiến mẹ bầu có nguy cơ cần truyền máu sau khi sinh. Nếu lượng máu của người phụ nữ quá cao (polycythemia), em bé có thể lớn hơn mong đợi.
Mẹ mang thai bị béo phì
Một người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30 được coi là béo phì. Nếu phụ nữ đang mang thai bị béo phì và có bệnh tiểu đường, em bé của họ có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh cao gấp 3 lần. Nếu cô ấy béo phì nhưng không bị tiểu đường, nguy cơ dị tật bẩm sinh sẽ không tăng lên.
Tuổi của người mẹ
Sức khoẻ thai kỳ
Nếu thai phụ trên 35 tuổi, trẻ sơ sinh có nguy cơ dị tật bẩm sinh và biến chứng cao hơn.
Trọng tâm của sàng lọc di truyền nhằm giúp mẹ mang thai hiểu bất kỳ vấn đề gì mà bé sơ sinh của họ có thể gặp phải. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh đối với các đối tượng này lớn hơn 2% đến 3% so với người bình thường.
Thiếu axit folic
Một thai kỳ thiếu chất dinh dưỡng axit folic, còn được gọi là folate, có thể dẫn đến các khuyết tật ống thần kinh như bifida spina (tật nứt đốt sống) ở thai nhi.
Khuyết tật ống thần kinh là dị tật của não và tủy sống thường xảy ra trong vài tuần đầu của thai kỳ; do đó, nên bổ sung axit folic trước khi thụ thai và trong suốt quá trình mang thai.
Các chuyên gia khuyến cáo tất cả phụ nữ không mang thai nên bổ sung 400mg folate và phụ nữ mang thai nên bổ sung1000mg folate mỗi ngày.
Thiếu DHA
Trong thai kỳ, một chế độ ăn thiếu axit béo axit béo omega-3 (DHA) có thể dẫn đến sự phát triển không đầy đủ của mắt, não và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên dùng 300mg DHA mỗi ngày. DHA được tìm thấy trong thịt động vật, cá, trứng và dầu thực vật.
Thiếu hụt axit béo Omega-3
Thiếu hụt Omega-3 trong thai kỳ có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Omega-3 là chất béo không bão hòa, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và giúp giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai.
Phụ nữ nên dùng 300mg Omega-3 mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy trong cá nước lạnh, trứng, quả óc chó và rau lá xanh đậm.
Những rủi ro về sức khỏe khi mang thai
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định như huyết áp cao hoặc thiếu máu. Một số phụ nữ có nguy cơ bị sinh non, hoặc các vấn đề khác như vỡ ối, thai lưu, khó sinh, sinh con bị dị tật bẩm sinh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bà bầu. Đặc biệt, những rủi ro này sẽ dễ xảy ra hơn đối với những phụ nữ dưới 15 tuổi hoặc những người không được chăm sóc cẩn thận trước khi sinh.
Nhiều phụ nữ cũng có khả năng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu quan hệ tình dục khi mang thai. Nên sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, giúp bảo vệ bản thân cũng như thai nhi được khỏe mạnh.
Nguồn: www.emedicinehealth.com
Theo: https://vn.theasianparent.com
Các bài viết liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!