Có bầu ăn bắp được không? Bắp là loại ngũ cốc tốt cho phụ nữ mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ hoàn toàn có thể ăn và thậm chí là nên có thêm thực đơn với món bắp trong bữa ăn thai kỳ của mình. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Dinh dưỡng của trái bắp với sức khỏe
- Có bầu ăn bắp được không?
- Các món ngon với bắp dành cho mẹ bầu
Dinh dưỡng của trái bắp với sức khỏe
Bắp (hay còn gọi là ngô) được xem như một loại ngũ cốc phổ biến vì vừa có vị ngọt dẻo lại vừa dễ chế biến. Về thành phần dinh dưỡng, một bắp ngô thường chứa nhiều nước, carbonhydrate cùng một lượng nhỏ protein và chất béo. Ngoài ra trong bắp còn có nhiều vitamin và khoáng chất như phốt pho, magie, kẽm, vitamin A, B, C.
Có bầu ăn bắp được không? Ăn bắp với mức độ hợp lý sẽ giúp bạn có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa chứng thiếu máu, cải thiện tim mạch và tăng cường thị giác.
Mẹ đã biết chưa?
Có bầu ăn bắp được không?
Nhìn chung bắp là loại ngũ cốc tốt cho phụ nữ mang thai. Chính vì vậy mà với câu hỏi mẹ bầu ăn bắp có được không thì các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ hoàn toàn có thể ăn và thậm chí là nên có thêm thực đơn với món bắp trong bữa ăn thai kỳ của mình.
Bà bầu uống nước ngô luộc được không? Râu ngô vốn mát, lợi tiểu nên bà bầu uống nước ngô luộc sẽ đi tiểu nhiều sẽ đi tiểu nhiều. Mọi người cho rằng đó là một cách để rút ối. Chỉ những mẹ nào bị dư nhiều ối (sợ dễ vỡ ối sớm) mới nên uống thôi còn với mẹ ít ối, ối bình thường thì không nên dùng nhiều.
Ngoài những lợi ích của bắp như đã nói, với mẹ bầu và thai nhi, bắp còn có thêm các tác dụng sau:
– Bắp có chứa axit folic, giúp giảm nguy cơ bị nứt đốt sống và các dị tật bẩm sinh khác.
– Giúp cải thiện hệ miễn dịch do bắp cung cấp rất nhiều vitamin A, hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
– Có bầu ăn bắp được không? Hoàn toàn được vì trong bắp có chứa thiamine, có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ cho cả mẹ và bé.
– Cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ bầu, giúp cho mẹ hạn chế được tình trạng táo bón nhờ nguồn chất xơ dồi dào.
Tuy nhiên cũng như các loại thực phẩm khác, mẹ chỉ nên ăn bắp với lượng vừa phải, xen kẽ với các loại ngũ cốc khác. Nhờ đó mà bữa ăn trong thai kỳ của mẹ luôn đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu trong bụng mẹ.
Tác dụng của việc ăn bắp với mẹ bầu 3 tháng đầu
Bầu 3 tháng đầu ăn bắp được không? Ăn bắp vào thời gian này sẽ giúp bà bầu tránh được việc hình thành các khuyết tật thai nhi, tăng cường và bổ sung chất folate, từ đó giảm nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Trong bắp ngô cũng chứa một lượng lớn vitamin B1, có tác dụng cải thiện tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ, stress, vốn là những vấn đề phổ biến khi mang thai.
3 tháng đầu là thời gian rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù bà bầu có bị nghén dẫn đến kén ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…
Ngoài ra khi ăn bắp mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau:
– Tránh ăn quá nhiều bắp trong một bữa vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
– Bầu ăn ngô luộc có tốt không? Bắp ở dạng tươi, chế biến tự nhiên và ít gia vị như bắp luộc, bắp hấp, sữa bắp,… là lựa chọn tốt nhất thay vì ăn bỏng ngô hay bắp rang bơ. Những món ăn này thường có chứa nhiều loại gia vị không tốt cho sức khỏe như bơ, muối hoặc caramel.
– Hạn chế ăn bắp đóng hộp, bắp đông lạnh vì chúng không có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Các món ngon với bắp dành cho mẹ bầu
Từ món trái bắp, mẹ bầu hoàn toàn có thể chế biến ra nhiều món ăn đơn giản lại giàu dinh dưỡng.
1. Súp bắp
Nguyên liệu:
- Bắp mỹ: 1/2 lon ( hoặc bắp non tươi)
- Nấm hương: 10 chiếc
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Khoai lang: 1/2 củ
- Trứng gà: 1 quả
- Khoai tây: 1/2 củ
- Bột năng: 1 thìa cà phê
- Gia vị, hạt tiêu, rau mùi
Cách nấu:
– Nấm hương rửa sạch, cho vào bát ngâm với nước ấm 30 độ cho nở. Sau khi nấm nở thì cắt bỏ chân và thái nấm thành những miếng nhỏ hơn. Bạn có thể cắt làm 4 phần. Giữ lại phần nước nấm ngâm nhé. Đó chính là cách nấu súp ngô ngon, có màu, có hương.
– Cà rốt, khoai lang, khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ rồi ngâm trong nước muối loãng.
– Bắp ngọt dùng dao băm nhỏ, đổ ra rây cho ráo nước rồi cũng dùng dao băm nhỏ.
– Trứng đập ra bát và đánh tan. Cách làm súp chay của người ăn chay theo Phật pháp có thể bỏ trứng.
– Bột năng cho ra bát rồi hòa với lưng bát nước cho tan hoàn toàn.
– Cho dầu vào xoong và phi thơm hành, khi hành vàng và có mùi thơm thì cho cà rốt, khoai lang, khoai tây và ngô vào đảo, vừa đảo vừa cho gia vị bột canh, đường, hạt nêm chay và 1 chút nước mắm chay vào xào cho nguyên liệu bắt mắm muối. Sau đó cho 1/2 bát nước con vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó, đổ nấm và nước nấm vào.
– Khi nước canh sôi thì đổ trứng vào, vừa đổ trứng vừa dùng đũa quấy tròn theo chiều kiem đồng hồ để tạo vân trứng. Khi hoàn thành việc cho trứng vào xoong bạn đổ bát nước bột năng và đảo đều cho đến khi nước súp sánh lại.
– Cho súp ngô ngọt ra bát, rắc rau mùi và hạt tiêu lên trên.
Mẹ đã biết chưa?
2. Sữa bắp
Sữa bắp là một loại thức uống bổ dưỡng, không chứa cholesterol và nguyên liệu dễ tìm lại rẻ. Ngoài ra, sữa bắp không có lactose nên không có mùi hôi như sữa bò, rất thích hợp cho các mẹ bầu không “mặn mà” lắm với sữa bầu hoặc sữa bò tươi.
Mẹ có thể tham khảo cách làm đơn giản như trong video sau đây:
Vậy là mẹ đã biết có bầu ăn bắp được không. Ngoài bắp, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các loại ngũ cốc tốt khác như gạo lứt, khoai lang, bánh mì. Đồng thời đừng quên đảm bảo dung nạp đủ chất, uống nhiều nước, nghỉ ngơi thường xuyên và vận động hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé chào đời cân nặng đạt chuẩn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!