Thức ăn dặm cho bé nên chuẩn bị thế nào, ăn những loại nào theo trình tự ra sao luôn là câu hỏi làm nhiều mẹ đau đầu. Giai đoạn ăn dặm đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong hành trình lớn lên của bé. Mẹ nên làm gì lúc này?
Nội dung
- 3 thực phẩm hàng đầu cho trẻ ăn dặm
- Nên tránh cho bé ăn gì khi bắt đầu ăn dặm?
3 thực phẩm vàng cho trẻ ăn dặm
Bơ
Ngày càng có nhiều phụ huynh quay lại với trái cây chưa được đánh giá cao này, khi quyết định nên ăn gì cho buổi ăn dặm đầu tiên của bé và vì lý do gì. Chúng rất giàu chất kali, chất xơ, chất béo tốt và chúng rất tốt cho tim (ngay cả đối với người lớn). Một số lợi ích của quả bơ có thể kể đến là:
- Chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé như vitamin A, C, E, B6, folate, thiamin…)
- Quả bơ dễ tiêu hóa, phù hợp với trẻ ăn dặm có hệ tiêu hóa nhạy cảm
- Tốt cho sức khỏe của gan bé, bảo vệ bé khỏi vàng da, viêm gan…
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất hoạt động bình thường.
Bạn có thể chưa biết:
5 loại hoa quả vàng cho bé 4 tháng lần đầu ăn dặm
Mẹ nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày để con hấp thu tốt nhất và phát triển khỏe mạnh?
Khi chuẩn bị thức ăn dặm cho bé từ quả bơ, mẹ nên lưu ý:
- Cho bé ăn trực tiếp quả bơ thay vì nấu chín để bảo toàn chất dinh dưỡng
- Bơ sau khi hái sẽ chín rất nhanh, nếu muốn cho bé ăn ngay thì mẹ nên chọn quả đã chín. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách lắc nhẹ quả bơ xem hạt quả đã bong ra chưa, nếu đã bong thì tức là quả bơ đó đã chín rồi
- Chỉ bảo quản bơ trong tủ lạnh khi quả đã chín, nếu cất quả bơ chưa chín vào tủ lạnh, nó sẽ không chín tiếp nữa
- Có thể trộn bơ với các loại hoa quả, trái cây khác đã hấp chín.
Bơ đậu phộng là 1 trong các loại thức ăn cho trẻ ăn dặm được khuyên dùng
Theo Tiến sĩ Altmann, việc trẻ bắt đầu ăn các loại hạt từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể giúp ngăn ngừa chúng phát triển dị ứng hạt trong tương lai.
Các loại bơ đậu phộng không chỉ ngon và thuận tiện mà còn tốt cho sức khoẻ. Chúng chứa đầy protein chay, chất béo lành mạnh và vitamin E.
Một món ăn bao gồm bơ đậu phộng với bột yến mạch: chỉ cần làm nóng một 1 muỗng cà phê bột yến mạch nguyên hạt cho trẻ sơ sinh rồi cho bơ đậu phộng vào.
Bạn có thể bắt đầu cho ăn bơ đậu phộng (hoặc với bánh mì), với số lượng nhỏ, khi con của bạn đã hơn 8 tháng tuổi.
Cá
Hầu hết trẻ em không bắt đầu ăn cá sớm và kết quả thì các bé không thích ăn cá khi chúng lớn lên – đó là một thói quen không tốt bởi vì cá thực sự là nguồn thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho bạn!
Trong cá có axit béo omega-3, cá giúp phát triển não và mắt. Bác sỹ nhi khoa Altmann chia sẻ về các loại cá, cá hồi là quan trọng nhất và tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì chúng chứa nhiều lượng protein, vitamin D và omega-3. Cá hồi có lượng thuỷ ngân thấp hơn so với các loài cá khác.
Nhưng, cô cảnh báo, cha mẹ nên cẩn thận khi chuẩn bị loại cá này, đảm bảo rằng nó được làm sạch và nấu chín kỹ lưỡng.
Xay nhuyễn hay nghiền là phương pháp chuẩn bị phổ biến nhưng cha mẹ cũng có thể thêm nước, sữa mẹ hoặc nước dùng rau để có độ ẩm cao hơn.
Khoảng 7 tháng, bác sĩ Altmann chia sẻ con trai mình rất thích ăn cá hồi trộn với khoai lang ngọt. Cha mẹ cũng có thể trộn lẫn trong các loại rau xanh như bông cải xanh.
Thực phẩm cho trẻ ăn dặm nên tránh
Ngũ cốc gạo trắng
Điều này có thể gây sốc cho nhiều bậc cha mẹ vì đây là một lựa chọn phổ biến cho các bé ăn dặm của nhiều bậc cha mẹ.
Nhưng Tiến sĩ Altmann tin rằng đó là một sự lựa chọn không tốt vì thực tế là nó không có chất dinh dưỡng hoặc hương vị, nó cũng tạo thói quen ăn uống kém ở trẻ em. Mặc dù nó có cả sắt và kẽm, nhưng nó vẫn không bổ dưỡng như thịt.
Bạn có thể chưa biết:
Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp thắc mắc: Ăn dặm hải sản vào thời điểm nào là tốt nhất?
4 cách nấu cháo óc chó cho trẻ ăn dặm ngon miệng và thông minh hơn
Tuy nhiên, đối với cha mẹ vẫn tin rằng ngũ cốc nên là thức ăn đầu tiên của bé, đã có một sự thỏa hiệp là: lựa chọn ngũ cốc gạo lức (hoặc quinoa) thay vì gạo trắng bình thường. Chúng không những bổ sung dinh dưỡng mà còn có thể khiến con bạn thích ăn các thực phẩm lành mạnh hơn khi chúng lớn lên.
Một lựa chọn đồ ăn dặm tốt là gạo lức hoặc quinoa bột yến mạch (như đã đề cập trước đó, bơ đậu phộng hoặc trái cây tươi). Nhưng cha mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn gạo vì nó có thể gây tiêu chảy. Sẽ tốt nhất là theo dõi sự tiêu hóa của bé trước khi kết hợp điều này vào chế độ ăn uống của bé.
Tránh nước trái cây
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà bác sĩ Altmann được hỏi là khi nào là thời điểm thích hợp để cho trẻ uống nước trái cây.
Câu trả lời của cô ấy luôn là: “Không bao giờ.”
Điều này có thể gây ngạc nhiên nhưng cô tin rằng ngay cả nước trái cây pha loãng với nước sẽ bắt đầu cho trẻ thói quen xấu của ăn uống đồ ngọt.
Nước ép trái cây, không chứa chất xơ, không thể thay thế như trái cây thực sự.
Nhưng, sau đó thì uống gì? Nước, tất nhiên!
Tiến sĩ Altmann khuyến cáo bắt đầu cho trẻ uống nước bình thường khi bé đã 6 tháng tuổi.
Uống nhiều nước là một thói quen lành mạnh, nên bắt đầu tốt nhất ngay cả trước khi con bạn lên một tuổi!
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!