Bé 7 tháng ăn bột mặn được chưa? Bé 7 tháng đã có thể ăn bột mặn, mẹ có thể kết hợp với các loại bột ngọt để thay đổi khẩu trẻ thường xuyên mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Tuy nhiên, lựa chọn chế độ ăn bột mặn hay bột ngọt cần phải tùy thuộc theo sức khỏe và sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của bé. Khi bắt đầu ăn dặm vào tháng thứ 6, bé đã có thời gian làm quen với các loại bột với hương vị khác nhau. Do đó, mẹ có thể dựa vào sở thích, khẩu vị của bé để thay đổi bột mặn trong suốt quá trình ăn dặm, hoặc kết hợp với bột ngọt và các vị mặn, ngọt, rau củ quả khác để thay đổi cho bé đỡ ngán, tránh tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Theo truyền thống, bé sẽ được giới thiệu bột ngọt để làm quen với thức ăn dặm trước. Sau đó là bột mặn, đến cháo và các món ăn khác có kết cấu đặc hơn.
- Bé 7 tháng ăn bột mặn được chưa?
- Chế độ ăn dặm phù hợp cho bé theo từng giai đoạn
Bé 7 tháng ăn bột mặn được chưa?
Bé 7 tháng ăn bột gì? Sau khi bé đã ăn quen với bột ngọt, khoảng 7 tháng tuổi, bạn nên bắt đầu cho bé ăn thịt cá. Bổ sung thêm thịt, cá, trứng,… sẽ tăng cường thêm sắt, protein và các loại chất béo cần thiết.
Cho ăn bột mặn sớm sẽ giúp bé có thêm sắt, kẽm, và cả protein. Sau 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ của bé đã bắt đầu cạn kiệt. Giới thiệu các món ăn giàu sắt lúc này sẽ giúp đảm bảo lượng sắt cần thiết cho cơ thể bé.
Mẹ có thể quan tâm:
Ăn dặm: Những gì bé có thể và không thể ăn trong độ tuổi ăn dặm?
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi giúp con ăn ngon, chóng lớn theo 3 phương pháp phổ biến hiện nay
Các loại thịt đỏ là thức ăn giàu sắt nhất. Nhưng bạn nên cho bé ăn thịt gà, nạc heo, các loại cá đồng như cá lóc, gan gà, lươn, lòng đỏ trứng, … Sau khi bé quen dần, bạn có thể giới thiệu thêm các loại thực phẩm khác.
Lưu ý: Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử dị ứng với loại thực phẩm nào, nên chờ cho bé đủ 1 tuổi mới cho bé ăn món đó.
Khi nấu bột mặn, bạn có thể ninh thịt, cá với rau củ để làm nước dùng. Cách nấu cũng như các loại bột ngọt khác. Hoặc bạn cũng có thể nghiền nát thịt, cá,… trộn với bột nếu bé đã quen ăn dặm. Tuy nhiên, bạn không nên thêm đường và muối vào thức ăn dặm cho bé trước 1 tuổi. Thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt gà, rau tươi,… đều đã cung cấp đủ lượng muối, đường cần thiết cho trẻ.
Chế độ ăn dặm phù hợp cho bé theo từng giai đoạn
Từ 4 – 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm nếu muốn. Bạn nên cho bé ăn bột ngọt, pha thật loãng với sữa công thức hoặc sữa mẹ. Ăn dặm giai đoạn này chủ yếu để bé làm quen. Lý do là lượng sắt dự trữ từ khi mẹ mang thai vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho bé.
Từ 6-8 tháng tuổi
Đây là thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu ăn dặm. Bạn có thể cho bé ăn thêm trái cây xay nhuyễn hoặc nước ép. Sữa chua (là từ sữa dê, bò,… hoặc đậu nành). Để nấu bột mặn, bạn có thể thêm các loại thịt như gà, cá đồng, thịt nạc. lươn,… Ban đầu bạn nên ninh nước hầm từ rau củ và thịt cá để nấu bột cho bé. Trong chế độ ăn dặm cho trẻ 7 tháng và sau đó, nếu bé hợp tác trong việc ăn dặm, bạn có thể thử băm nhỏ thịt cá, nấu thật mềm và trộn với bột để bé tập ăn những món ăn có kết cấu cứng hơn.
Từ 8 đến 10 tháng tuổi
Giai đoạn này bạn nên cho bé thử những món ăn đặc hơn. Ví dụ như cháo nấu lợn cợn, không cần xay nhuyễn, cơm nát và mì sợi cắt nhỏ. Bạn chỉ cần lưu ý nấu lâu thêm chút nữa để thức ăn đủ mềm. Ngoài ra, cho bé ăn thêm bánh quy ăn dặm, mì, bún hoặc ra xanh, phô mai tươi, trứng. Thức ăn cho bé nên được cắt miếng nhỏ. Bé có thể nuốt dễ dàng mà không bị nghẹn.
Mẹ có thể quan tâm:
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé – Chi tiết thực đơn cho bé 6-12 tháng
Mẹ có biết nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này?
Từ 10 đến 12 tháng tuổi
Nếu chưa thử cho bé ăn cơm, bạn có thể bắt đầu từ giai đoạn này.
Mẹ nên nấu cơm nhão một chút. Chờ cơm sôi thì múc ra một phần riêng, thêm nước nóng và đặt lại vào nồi nấu tiếp tục để cơm mềm hơn. Giai đoạn này, bé có thể thử hầu hết mọi loại thực phẩm được cắt nhỏ và nấu mềm đủ để bé nhai nuốt an toàn. Dù vậy, mẹ vẫn nên tránh đậu phộng, hải sản, các loại động vật có vỏ, sữa bò nguyên chất, mật ong,… cho tới khi bé được 1 tuổi. Những loại thực phẩm này có khả năng gây dị ứng rất cao.
Bé lúc này đã mọc nhiều răng hơn. Việc học cách nhai cũng hiệu quả hơn. Bé sẽ bắt đầu có thể ăn những miếng thức ăn lớn hơn. Bạn nên tiếp tục theo dõi kỹ việc nhai của trẻ. Nếu vẫn chưa yên tâm, bạn hãy cắt miếng nhỏ hơn. Đặc biệt, mẹ nên cẩn thận với các loại thực phẩm cứng, hình tròn. Ví dụ như nho, cà chua bi, táo ta, sơ ri và xúc xích, rau câu viên, kẹo cứng. Chúng có nguy cơ gây nghẹn đặc biệt cho trẻ nhỏ. Nếu bạn muốn cho bé thử những món này, bạn nên cắt nhỏ.
Thời gian tốt nhất cho trẻ ăn dặm từ từ 6 đến 7 tháng tuổi. Lúc này, sữa mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nữa. Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn bột ngọt, bột mặn, cháo loãng, cơm nát,… Sau đó, bạn tiến dần đến thức ăn cứng hơn và có kết cấu to hơn. Thực đơn nên da dạng, phong phú. Nhờ đó, bé sẽ được cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu để phát triển khỏe mạnh.
Đến đây chắc mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Bé 7 tháng ăn bột mặn được chưa?” và các loại bột cho bé 7 tháng tuổi. Chúc mẹ và bé đồng hành thật “hiểu nhau” trên hành trình ăn dặm nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!