Bà đẻ ăn rau bí đỏ được không? Hay nên khoan vội ăn để tránh ảnh hưởng không tốt? Đây là một trong những loại rau phổ biến, rẻ tiền và tốt, nếu không dị ứng hay không thích, thì mẹ bầu vẫn có thể tận hưởng loại rau này.
Giá trị dinh dưỡng của rau bí đỏ
Thông tin cơ bản
Rau bí đỏ một bộ phận thuộc cây bí đỏ. Những tên gọi khác là: Bí ngô, bí rợ, bí thơm, bbí sáp. Bí đỏ có khoảng 25 loài, mỗi loài có tên khoa học khác nhau. Ở Việt Nam thường thấy có 3 loài là: Cucurbita pepo L -Cucurbita moschata Duch. ex Poiret -Cucurbita maxima Duch. ex Lamk.
Những thông tin cơ bản thú vị về rau bí đỏ là:
- Lá bí đỏ mọc so le dọc theo chiều dài của thân, kích thước phần cuống dài từ 10 – 20 cm, phiến lá dạng hình tim chia thùy có màu lục sẫm và cả hai mặt lá đều có lông mịn.
- Gồm ngọn non và hoa đực. Hoa đực to, màu vàng, có phần cuống rỗng và dài 10 – 15cm. Trong khi hoa cái có cuống ngắn, to dày, bầu, có hình cầu chứa nhiều noãn và tràng hoa màu vàng. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở lẽ lá trên cây bí đỏ.
Giá trị dinh dưỡng của rau bí đỏ
Cứ 100gr rau bí đỏ, giá trị dinh dưỡng gồm có:
- Năng lượng: 7kcal
- Nước: 36.22g
- Protein (chất đạm): 1.23g
- Chất béo: 0.16g
- Carbohydrate: 0.91g
- Vitamin C: 4.3 mg
- Canxi: 15 mg
- Sắt: 0.87 mg
- Magiê: 15 mg
- Phốt pho: 41 mg
- Kali: 170 mg
- Natri: 4 mg
- Kẽm: 0.08 mg
- Đồng: 0.052 mg
- Mangan: 0.138 mg
- Và các loại vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B9) và nhiều khoáng chất khác như: folate, tryptophan, lysine,….
Với nhiều chất dinh dưỡng như vậy, liệu bà đẻ ăn rau bí đỏ được không? Đây có phải là loại rau nên đưa vào chế độ dinh dưỡng? Hay là một trong những loại rau cần tránh tuy tốt?
Bà đẻ ăn rau bí đỏ được không?
Có thể nói, hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu hay khuyến nghị nào từ bác sĩ chuyên môn cho rằng không nên cho thắc mắc liệu bà đẻ ăn rau bí đỏ được không! Do đó, không có lý do nào phải loại bỏ loại rau “rẻ mà chất” này ra khỏi những bữa ăn hàng ngày.
Là loại rau rẻ tiền nhưng có giá trị dinh dưỡng rất cao, và mang đến những lợi ích cho sức khoẻ cho bà đẻ ăn rau bí đỏ như:
- Các đặc tính chống ô xy hóa; kháng viêm; chứa nhiều chất diệp lục, hợp chất phenolic, saponin, tannin, flavonoid, glycoside và phytosterol trong rau bí đỏ giúp ngăn ngừa căn bệnh ung thư
- Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
- Nhiều chất xơ có thể hòa tan, giúp giảm hấp thu cholesterol trong máu, tăng cường sức khoẻ tim mạch
- Cử động ruột dễ dàng hơn, hỗ trợ việc đại tiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón sau sinh
- Giúp cơ thể tránh được các gốc tự do và độc tố có thể gây hại cho làn da
- Hàm lượng canxi giúp tăng cường sức khoẻ xương khớp bà đẻ ăn rau bí đỏ
- Củng cố hệ miễn dịch, điều cũng hết sức quan trọng cho bà đẻ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Hướng dẫn cách tước rau bí đỏ
Sau khi đã có câu trả lời cho băn khoăn liệu bà đẻ ăn rau bí đỏ được không thì chắc hẳn những chị em ghiền món rau này rất hân hoan. Nhưng để ăn được món ngon, giai đoạn chuẩn bị và chế biến lúc nào cũng khiến chúng ta nản lòng. Và công đoạn xử lý tước rau bí đỏ luôn khiến nhiều chị em mệt mỏi.
Dưới đây là cách nhặt và tước rau bí đỏ đơn giản nhưng nhanh giúp chị em tiết kiệm thời gian:
- Ngắt lá khỏi thân (bao gồm cả cuống lá), để riêng chúng bởi bạn sẽ tước phần cành rồi mới đến phần lá.
- Tước xơ ở cuống lá trước. Kéo xơ dài từ cuống tới gân lá phía sau.
- Sau khi tước hết phần xơ ở gân lá phía sau, lật mặt phải lá lên, lấy móng tay bóc luôn phần gân lá giáp với cuống rồi tước cho hết.
- Tiếp đến là tước xơ ở phần thân. Phần này khó xử lý nhất vì nếu rau tươi non thì cuống giòn, dễ ngắt, khi ngắt sẽ không chừa ra phần xơ.
- Khi tước, sẽ đi từ phần cuống già tới phần ngọn non. Lưu ý, nên dùng một tay uốn cong phần thân, không để thẳng bởi tư thế này rất khó khi tước xơ. Tay còn lại dùng móng tay bóc tách xơ, uốn cong đến đâu bóc xơ tới đó, xơ sẽ bị tách ra từng lớp dày. Nên cẩn thận vừa uốn vừa kéo, dần dần mới lột được hết phần xơ, khi ăn sẽ ngon hơn.
- Cuối cùng, rửa rau sạch sẽ và để khô trước khi chế biến món ăn.
Dinh dưỡng sau khi sinh con rất quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ và sắc đẹp, cùng với mang lại nguồn sữa tốt cho con yêu. Nếu có thể, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn tốt và phù hợp nhất với bản thân mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!