Bà bầu nên ăn cá hồi vào tháng thứ mấy là tốt nhất đảm bảo không gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi? Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả hai mẹ con thì mẹ chỉ nên ăn cá hồi từ tháng thứ 4 trở đi.
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Bà bầu ăn cá hồi được không? Nên ăn vào tháng thứ mấy?
- 6 tác dụng “thần kỳ” của cá hồi dành cho mẹ và thai nhi
- Bí kíp chọn cá hồi cho bà bầu luôn tươi ngon
- Một số chú ý cần nhớ khi mẹ bầu ăn cá hồi
- Gợi ý món cá hồi áp chảo sốt măng tây
Bà bầu nên ăn cá hồi vào tháng thứ mấy tốt nhất cho mẹ và thai nhi?
Không thể phủ nhận cá hồi có nguồn dinh dưỡng khổng lồ. Bên cạnh đó, cá hồi sống ở biển nên sẽ bị nhiễm các loại độc dù ít như thủy ngân, một số kim loại nặng.
Nếu mẹ bầu ăn phải những chất độc này sẽ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non… Theo đó, thời điểm ăn cá hồi không phải lúc nào cũng tốt trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày.
Vậy bà bầu nên ăn cá hồi vào tháng thứ mấy tốt nhất? Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả hai mẹ con thì chỉ nên ăn cá hồi từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nếu mẹ bầu ăn cá hồi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì chỉ với một lượng ít và làm kỹ trước khi chế biến.
Cá hồi sống là món khoái khẩu của nhiều người (Nguồn ảnh: Pexels)
Bạn có thể chưa biết:
Ăn cá khi mang thai – Lợi hay hại mẹ bầu cần phải biết
Bầu ăn cá gì tốt – 5 loại cá bổ dưỡng cho thai nhi và mẹ bầu
Khuyến cáo khi ăn cá trong thai kỳ
Theo ThS. BS. Lê Võ Minh Hương – P. Công tác xã hội Bệnh viện Từ dũ, FDA (cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) và EPA (tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) đã đưa ra khuyến cáo liên quan đến việc ăn cá ở phụ nữ mang thai, sắp mang thai vào năm 2017, trong đó lưu ý:
- Mẹ bầu nên ăn 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần (tổng khối lượng là 250-350gram) và nên ăn đa dạng các loại cá.
- Với các loại cá có nồng độ thủy ngân trung bình như cá ngừ trắng, cá chép, cá mú, cá ngừ vây vàng, cá chim lớn thì mỗi tuần chỉ nên ăn ít hơn 170gram
- Tránh ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao như: Cá thu vua, cá kiếm, cá mập, cá ngừ mắt to, cá ngói, cá tráp cam.
6 tác dụng “thần kỳ” của cá hồi dành cho mẹ và thai nhi
Phát triển trí não thai nhi
Cá hồi chứa một loại axit béo không no có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tế bào não và hệ thần kinh. Con người thiếu những chất này sẽ kém thông minh và trí nhớ suy giảm.
Với thai nhi dưỡng chất này còn vô cùng cần thiết cho tế bào não phát triển. Vì vậy, bà bầu cần phải bổ sung cá hồi vào chế độ ăn của mình.
Giúp bà bầu ổn định tâm trạng
Theo nghiên cứu, DHA trong cá hồi cao hơn hẳn DHA trong các loại sữa dinh dưỡng khác. Chúng sẽ giúp tâm trạng của mẹ bầu, mẹ sau sinh ổn định tránh bị những xáo trộn về mặt tâm lý.
Bảo vệ tim mạch
Hàm lượng acid béo omega-3 trong cá hồi giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu. Huyết áp ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ. Đó chính là nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard, Mỹ.
Trong cá hồi còn chứa vitamin A, E, selen, kẽm… giúp bảo vệ bộ di truyền trong tế bào thai nhi và sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
Trong cá hồi còn chứa vitamin A, E, selen, kẽm… giúp bảo vệ bộ di truyền trong tế bào thai nhi và sức khỏe tim mạch của mẹ bầu. (Nguồn ảnh: Pexels)
Phát triển võng mạc mắt của thai nhi
Cá hồi cũng chứa các loại vitamin B3, B6, B12… kích thích sự chuyển hóa trong thức ăn. Còn acid béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt. Chính những điều này sẽ là bước đệm để thị lực của bé sau này tốt hơn.
Cho hệ xương chắc khỏe
Cá hồi có chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, D, phốt pho, kẽm, i ốt, magie… Nổi bật, trong cá hồi còn chứa nhiều canxi hỗ trợ hệ xương của thai nhi chắc khỏe.
Dưỡng chất làm đẹp
Hàm lượng omega-3 trong cá hồi cực cao giúp mẹ bầu chống lại các dấu hiệu lão hóa. Vì vậy, da của mẹ bầu sẽ mịn màng, tươi sáng hơn. Tóc cũng được nuôi dưỡng từ bên trong nên óng mượt hơn.
Bí kíp chọn cá hồi cho bà bầu luôn tươi ngon
Không phải mẹ bầu nào cũng biết cách chọn được con cá hồi tươi ngon. Vậy cách chọn cá hồi cho bà bầu cần chú ý điều gì?
Nếu mua nguyên con, mẹ bầu cần quan sát kỹ bên ngoài như mắt cá phải trong, mang cá không thâm. Còn thịt cá phải tươi, chắc và có độ đàn hồi. Chú ý, mẹ bầu kiểm tra bụng cá xem có những vết máu hay vùng thẫm màu nào không.
Khi mẹ mua miếng cá hồi đã được cắt ra thì cần để ý đến màu cá và độ chắc của thịt. Chú ý, chọn cá hồi cho bà bầu không đảm bảo hay chế biến sai cách đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên mua cá hồi tại các cửa hàng, chợ, siêu thị đáng tin cậy.
Một số chú ý cần nhớ khi mẹ bầu ăn cá hồi
Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 200-300g cá hồi/1 tuần. Nếu ăn quá nhiều cá hồi có thể sẽ bị nhiễm độc thủy ngân. Cá hồi cũng có hàm lượng đạm khá cao nên mẹ bầu ăn vào các bữa chính là phù hợp.
Lượng cá hồi phù hợp cho mẹ bầu khoảng 50-100g/1 lần với 1 chén nui, cơm hay mì. Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cá hồi vì có thể gây nên tình trạng thừa chất dinh dưỡng.
Bà bầu có được ăn cá hồi sống không? Mẹ hãy tránh ăn các món cá hồi sống, chẳng hạn như sushi, vì điều này khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và truyền sang cho thai nhi.
Mẹ hãy tránh ăn các món cá hồi sống, chẳng hạn như sushi (Nguồn ảnh: Pexels)
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn cá lóc hay không? Gợi ý 3 món ngon từ cá lóc
Các loại cá bà bầu không nên ăn nếu muốn thai kì khỏe mạnh
Gợi ý món cá hồi áp chảo sốt măng tây
Nguyên liệu:
- Cá hồi: 200g
- Măng tây: 200g
- Chanh vàng: 1 quả
- Nước lọc
- Gia vị: Chút muối, đường, mật ong, bơ, hạt nêm, tiêu, bột năng, tỏi (mỗi thứ một ít để làm nước sốt)
Cách làm:
- Cá hồi rửa sạch, bỏ phần da (nếu thích), thấm khô, ướp vào chút muối và tiêu.
- Măng tây cắt bỏ phần gốc già, rửa sạch để ráo và cắt khúc vừa ăn.
- Bắc chảo không dính lên bếp và cho chút dầu vào, lắc cho dầu trong chảo bám đều khắp lòng chảo, cho miếng cá vào chiên vàng.
- Dùng chảo khác phi thơm tỏi cho măng tây vào xào chín, nêm gia vị và tiếp tục xào vừa chín tới.
- Nấu sốt trong 1 cái nồi nhỏ: Cho nước chanh, bột nêm, đường, mật ong và chút bơ vào lấy đũa khuấy đều cho tan, sau đó cho bột năng có pha chút nước lọc vào, đun cho hỗn hợp sánh lại, tắt bếp.
- Bày cá và măng tây vào đĩa, rưới nước sốt lên trên và thưởng thức.
Với những thông tin hữu ích ở trên, mẹ bầu đã tự mình trả lời được câu hỏi “bà bầu nên ăn cá hồi vào tháng thứ mấy” rồi đúng không nào. Hãy ăn một lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho cả hai mẹ con.
Nguồn thông tin: Mẹ bầu ăn cá như thế nào cho an toàn? – Bệnh viện Từ Dũ
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!