Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối do nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể mẹ cần có thời gian để kịp thích nghi, ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp sinh học bà bầu. Đặc biệt, những thay đổi bên trong cơ thể càng khiến tâm lý và tinh thần bà bầu khó chịu. Vì vậy mà tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu thường xuyên xảy ra.
Vậy làm thế nào để bà bầu có thể khắc phục tình trạng mất ngủ cuối thai kỳ và đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất? Bài viết sau đây gợi ý cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối!
- Nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu
- Mất ngủ 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?
- 3 cách khắc phục chứng mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối
Nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu
Theo một số thống kê khoa học, khoảng 50% bà bầu sẽ phải đối mặt với chứng mất ngủ trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, chứng mất ngủ sẽ “ghé thăm” bà bầu nhiều hơn. Mất ngủ triền miên thực sự trở thành nỗi ám ảnh của đa số bà bầu mỗi khi đêm về.
Đến kỳ tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể bà bầu phải đối mặt với nhiều biến chuyển lớn. Đây là giai đoạn mà nhiều mẹ lo sợ nhất vì sẽ thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ. Với việc đi tiểu nhiều lần, cân nặng tăng, thai nhi trong bụng máy và các khớp xương chậu giãn ra sẽ khiến mẹ rất khó chịu và thường xuyên trở nên tỉnh táo vào ban đêm.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể xem tivi, đọc sách, nghe nhạc hoặc làm những điều mình yêu thích để khiến cơ thể mệt một chút thì việc chìm sâu vào giấc ngủ sẽ đơn giản hơn và dễ dàng hơn.
Hormone nội tiết tố thay đổi
Cơ thể bà bầu nhạy cảm hơn người bình thường rất nhiều. Chỉ một một tác động nhỏ cũng để lại ảnh hưởng lâu dài.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị cho bé chào đời. Thay đổi về hormone nội tiết tố và tâm sinh lý là sự “điều chỉnh” được thể hiện rõ ràng nhất. Việc nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể mẹ cần có thời gian để kịp thích nghi, ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp sinh học bà bầu.
Đặc biệt, những thay đổi bên trong cơ thể càng khiến tâm lý và tinh thần bà bầu khó chịu. Vì vậy mà tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu thường xuyên xảy ra.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu (Nguồn ảnh: istockphoto)
Bạn có thể xem:
Ảnh hưởng của thai nhi 3 tháng cuối
3 tháng cuối là giai đoạn “tăng tốc” của thai nhi về mọi mặt nên kích thước bụng mẹ cũng “tăng tốc” theo. Với chiếc bụng cồng kềnh này, mẹ không thể nằm thoải mái như trước được nên cũng khó ngủ hơn. Chỉ cần xoay người, mẹ cũng đau nhức khắp người, giấc ngủ càng khó đến hơn. Sự “tăng tốc” về kích thước của thai nhi sẽ khiến các bộ phận khác trong cơ thể mẹ bị ảnh hưởng.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết “Tình trạng mất ngủ thường gặp cuối thai kỳ của nhiều mẹ bầu, nguyên nhân có thể là do thai nhi ngày càng lớn chèn ép lên bàng quang. Đồng thời, vào giai đoạn này thận của mẹ phải làm thêm 30 – 50% để lọc thêm khối lượng máu, khiến bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Vì thế, mẹ bầu đi vệ sinh vào ban đêm nhiều hơn dẫn đến tình trạng khó ngủ”.
Đặc thù của việc mang thai
Việc mang thai sẽ kèm theo những tác động thường thấy như chứng đau đầu do thiếu máu não, đau lưng, chuột rút nửa đêm, thai nhi hoạt động mạnh về đêm, .. Những tác động này thực sự là “kẻ thù” với giấc ngủ của bà bầu.
Nhạy cảm tâm lý khi mang thai
Khủng hoảng tâm lý trước khi sinh là vấn đề chung của các bà bầu. Rối loạn tâm lý, lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi căng thẳng, hay mê sảng, …. đều có thể gây xáo trộn giấc ngủ của bà bầu. Chính vì gần ngày sinh nên bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối là vấn đề khá phổ biến.
Mất ngủ 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé
Một người bình thường cần được ngủ đủ 8 tiếng. Đó là một trong những “chìa khoá vàng” để chúng ta có thể đảm bảo sức khoẻ. Khoa học cho rằng: 8 tiếng là thời gian cần thiết cho cơ thể được hồi phục hoàn toàn sau một ngày làm việc mệt mỏi và tái tạo năng lượng chuẩn bị cho ngày mới.
Với bà bầu, độ dài giấc ngủ còn có giá trị nhiều hơn. Nếu không ngủ đủ giấc và đủ sâu thì cả mẹ lẫn bé đều bị ảnh hưởng không nhỏ.
Mất ngủ 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Thực sự, nếu mẹ bị khó ngủ bởi những âm thanh bên ngoài thì thai nhi sẽ vẫn “ngủ ngon” vì có lớp da, lớp cơ, nước ối bao bọc. Tuy nhiên, nếu mẹ mất ngủ vì những nguyên nhân từ bên trong thì thai nhi sẽ bị tác động đấy!
Bà bầu mất ngủ có nguy hiểm không? Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bà bầu dễ mệt mỏi, đầu óc hay choáng váng, không đủ tỉnh táo nên dễ vấp ngã, đi đứng không vững vàng. Mẹ thức khuya sẽ khiến bé chậm phát triển trí não vì não không được “nghỉ ngơi” đầy đủ.
Cơ thể mẹ uể oải sẽ rất biếng ăn, như vậy thì sao có thể đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi? Nếu thai nhi không được cung cấp đủ chất, bé sau sinh sẽ không khoẻ mạnh, phát triển thể chất chậm hơn so với tiêu chuẩn.
Chưa kể ngủ không sâu, tinh thần không phấn chấn, mẹ sẽ dễ cáu gắt khó chịu khiến thai nhi cũng được thoải mái. Sau này, bé sẽ hay quấy khóc, nhăn nhó. Thậm chí, các chuyên gia còn cảnh báo rằng: ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ, bà bầu sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn.
Bạn có thể xem:
3 cách khắc phục chứng mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối
Nằm ngủ nghiêng về bên trái
Mẹo giúp bà bầu ngủ ngon là hãy nằm tư thế ngủ nghiêng về bên trái, sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng đến dạ con, thai nhi và thận. Bà bầu chỉ cần nằm nghiêng về bên trái, chân phải co và chân trái duỗi.
Để tim hoạt động tốt hơn, bà bầu có thể gác chân lên gối ôm, chèn vài gối mỏng ở bụng. Như vậy, bà bầu dễ thở và hạn chế được sức đè nặng của thai nhi lên tĩnh mạch dẫn máu từ chân về tim.
Để hỗ trợ hệ tiêu hoá, bà bầu cũng có thể ngủ với chiếc gối cao kê đầu. Tư thế ngủ này sẽ hạn chế tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đau bụng, tức ngực, mang lại giấc ngủ ngon và sâu.
Nằm ngủ nghiêng về bên trái (Nguồn ảnh: istockphoto)
Không uống quá nhiều nước vào buổi tối
Vào 3 tháng cuối, các bà bầu tiểu đêm thường xuyên hơn, nếu nhịn tiểu sẽ rất nguy hiểm. Nếu muốn tránh tiểu đêm, bà bầu đừng uống quá nhiều nước vào buổi tối. Bớt được một lần thức dậy đi tiểu, bà bầu sẽ có kéo dài giấc ngủ thêm được một chút đấy!
Tránh xa tivi, điện thoại vào buổi tối giúp chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong thời gian rảnh rỗi, bà bầu rất thích lướt điện thoại, xem ti vi để “góp nhặt” kinh nghiệm cho thai kỳ tốt nhất. Nhưng đây cũng là kẻ gây hại vô hình, bức xạ điện từ của điện thoại, tia cực tím từ ti vi sẽ gây hại không nhỏ đến mẹ và bé. Tránh xa điện thoại và ti vi sẽ giúp giấc ngủ dễ đến hơn rất nhiều.
Bên cạnh 3 cách chính vừa nêu, bà bầu có thể khắc phục chứng mất ngủ bằng cách:
- Cách giúp bà bầu ngủ ngon là massage hoặc ngâm chân trong nước ấm cùng những thảo dược như trà, muối, gừng, chanh, sả…trước khi ngủ. 15 phút ngâm chân mỗi ngày sẽ giảm tình trạng chuột rút khi mang thai.
- Ít ngủ ngày: giảm thời gian ngủ ban ngày sẽ tăng độ dài giấc ngủ đêm.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, tránh xa đồ uống có caffeine.
- Giữ tinh thần luôn phấn chấn, vui vẻ. Đừng nên quá căng thẳng hay lo lắng, bà bầu hãy thư giãn và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” nào!
Nguồn tham khảo: Cải thiện chứng mất ngủ ở bà bầu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!