Sinh mổ có đáng sợ như nhiều người đồn đoán? Một ca sinh mổ dài bao lâu? Cùng xem toàn bộ quy trình sinh mổ như thế nào nhé!
Hai hình thức sinh mổ hiện nay
Sinh mổ được chia thành hai hình thức như sau:
1.1 Sinh mổ chủ động
Có sự đồng ý của thai phụ và bác sĩ sản khoa, được thực hiện trước khi thai phụ chuyển dạ.
1.2 Sinh mổ khẩn cấp
Thường được chỉ định khi thai phụ bắt đầu chuyển dạ nhưng xuất hiện biến chứng bất ngờ như bị suy thai. Lúc này, thai nhi cần phải được đưa ra ngoài trong vòng vài phút kể từ khi phát hiện vấn đề để có phương pháp xử lý kịp thời.
Quá trình sinh mổ như thế nào?
Gây mê hoặc gây tê tủy sống
Hiện nay, nhờ kỹ thuật y học hiện đại, hầu hết các ca sinh mổ sẽ được gây tê tủy sống mà không cần phải tiến hành gây mê.
Gây tê ngoài màng cứng
Quá trình gây mê hoặc gây tê diễn ra nhanh chóng, trong vòng khoảng 5-10 phút. Trong trường hợp gây tê tủy sống, thai phụ sẽ được đặt nằm nghiêng, tay ôm sát đầu gối và cong người hết mức để bác sỹ tiến hành gây tê. Còn trường hợp gây mê thì thai phụ sẽ được đặt ống thở vào miệng cùng với thuốc mê, sau khi bác sỹ đếm 1,2,3 thì thai phụ sẽ thiếp đi và tác dụng của thuốc mê có thể từ một đến một tiếng rưỡi.
Tiến hành ca sinh mổ
Sau khi hoàn thành bước gây mê hoặc gây tê tủy sống thì thai phụ sẽ được đặt nằm ngửa ra trên bàn mổ và tiến hành vệ sinh vùng bụng cho sạch sẽ. Sau đó, y tá sẽ đắp một tấm vải sạch để che kín từ vùng bụng của thai phụ trở xuống.
Tiếp theo là đến nhiệm vụ của bác sĩ, lúc này thai phụ sẽ được kiểm tra xem thuốc mê hay thuốc tê đã phát huy tác dụng hay chưa. Nếu gây mê hoặc gây tê đã đạt yêu cầu thì bác sĩ sẽ tiến hành ca mổ với việc rạch một được cắt ở vùng bụng, đi qua lớp mô và tiến vào tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ tìm vị trí của thai nhi và đưa thai nhi ra khỏi bụng mẹ.
Sinh mổ như thế nào?
Một ca sinh mổ tại phòng mổ diễn ra khá nhanh chóng, từ lúc bác sỹ tiến hành mổ đến khi thai nhi được đưa ra ngoài chỉ mất khoảng 15 phút. Tuy nhiên thời gian này chỉ tính cho những ca mổ diễn ra thuận lợi, những trường hợp cấp cứu hoặc có biến chứng thì bác sĩ sẽ tiến hành các bước xử lý phù hợp.
Sau khi lấy thai nhi ra khỏi bụng mẹ, bác sĩ sẽ rút nước ối ra khỏi người thai nhi và tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe của đứa bé. Như vậy là đã hoàn thành xong các bước của một ca sinh mổ trong phòng mổ.
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào trong suốt ca sinh mổ
Nếu bạn được gây mê toàn thân, bạn sẽ không cảm giác gì cho đến khi bạn tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết các ca sinh mổ đều thực hiện với biện pháp gây tê tuỷ cột sống hoặc gây tê màng cứng bằng cách tiêm vào gần cuối cột sống. Bạn sẽ thấy mất cảm giác ở vùng ngực đến ngón chân, bao gồm vùng bụng và nơi bị rạch.
Trong lúc phẫu thuật, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác về áp lực nhưng sẽ không thấy đau. Vài người chia sẻ họ có cảm giác bị lục lọi trong bụng nhưng không cảm thấy đau.
Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo trong lúc phẫu thuật, bác sĩ sản khoa sẽ nói cho bạn biết họ đang làm gì. Đội ngũ phẫu thuật cũng sẽ nói về việc phẫu thuật. Bạn có thể hỏi nếu có thắc mắc. Bạn có thể nghe tiếng dụng cụ y khoa va chạm nhau, tiếng bíp của máy đo nhịp tim và tiếng hút nước.
Một số rủi ro và biến chứng có thể gặp phải với hình thức sinh mổ
Hầu hết các ca sinh mổ đều rất an toàn. Tuy nhiên đây vẫn là một dạng phẫu thuật, nên vẫn có thể gây ra nhiều rủi ro cho thai phụ. Trong đó có thể kể đến như mất máu, cục máu đông, nhiễm trùng vết thương, gây hại các cơ quan gần khu vực mổ (bàng quang,…).
Nguy cơ mắc phải các biến chứng này sẽ tăng dần lên nếu thai phụ bị thừa cân. Một số trường hợp sinh mổ khiến cho thai nhi bị khỏa thở tạm thời, cần có sự hỗ trợ của bác sĩ. Ngoài ra cơ thể của thai phụ cũng mất nhiều thời gian để hồi phục hơn.
Tóm lại, sinh thường là tốt nhất cho bà mẹ và em bé nếu sức khỏe của thai phụ và thai nhi bình thường. Nếu vì một lý do nào đó mà bác sĩ chỉ định sinh mổ thì thai phụ cũng hoàn toàn yên tâm bởi đây là hình thức sinh an toàn, ít biến chứng nếu được thực hiện ở các viện uy tín.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!