Với những sản phụ đã từng mổ đẻ trước đó, việc mang thai lần nữa tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một trong số đó là chửa vết mổ đẻ cũ.
Chửa vết mổ là gì?
Chửa vết mổ là tình trạng xảy ra khi phụ nữ mang thai sau khi đã đẻ mổ. Thay vì di chuyển xuống đáy tử cung, trứng được thụ tinh lại phát triển tại eo tử cung. Đây là nơi có vết sẹo mổ của những lần sinh trước đó. Vị trí này không có lớp cơ dày như ở đáy tử cung. Vì thế, khi bào thai phát triển, các gai của bánh rau có thể chèn thành bàng quang. Điều này sẽ làm tăng cao nguy cơ tổn thương bàng quang. Chưa kể các mô ở eo tử cung không có tính đàn hồi. Vì thế thai phụ vướng phải tình trạng này sẽ dễ bị rách vết mổ và gây sẩy thai.
Thông thường, trứng được thụ tinh lại phát triển tại đáy tử cung
Chửa vết mổ là một biến chứng thai sản nguy hiểm
Thai làm tổ trên vết mổ cũ được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1997. Từ thời điểm đó, các bác sĩ bắt đầu quan tâm đến hiện tuợng này. Hiện nay giới y khoa nước ta đã liệt nó vào biến chứng thai sản nguy hiểm. Chỉ 1% phụ nữ mang thai gặp phải biến chứng này. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ này đang có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân là do số ca mổ lấy thai ngày càng nhiều. Độ tuổi thường hay gặp nhất là từ 26-35 tuổi. Họ có thể đối mặt với những nguy hiểm.
Vị trí eo tử cung hoàn toàn không thích hợp cho quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, khi bào thai càng tăng kích thước, nguy cơ vỡ tử cung là rất cao. Tính mạng thai phụ sẽ bị đe dọa do mất máu quá nhiều (băng huyết). Có nhiều trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ tử cung.
Khi bào thai càng tăng kích thước, nguy cơ vỡ tử cung là rất cao
Cách nhận dạng chửa vết mổ
Những thai phụ từng sinh mổ nên đặc biệt quan tâm đến chửa vết mổ. Cách tốt nhất hiện nay là siêu âm để xác định vị trí của thai nhi. Khi phát hiện bất thường, các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu vị trí thai gần với vết mổ cũ thì cần tiến hành bỏ thai càng sớm càng tốt. Thời gian phát hiện chửa vết mổ sớm nhất là khi thai được 5-6 tuần, muộn nhất là 16 tuần.
Những thai phụ từng sinh mổ nên đặc biệt quan tâm đến chửa vết mổ
Thông thường, ở một số người, chửa vết mổ không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Một số người thì ra máu âm đạo từng ít một và máu có màu sẫm. Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới. Đa số sẽ có cảm giác tức nặng, buồn đi ngoài, có người lại ra máu ồ ạt… Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ quyết định giữ hay cắt bỏ tử cung. Những trường hợp nhẹ thường là những trường hợp được phát hiện sớm.
Người chửa vết mổ không nên tự ý sử dụng thuốc gây sẩy thai. Bởi vì có thể gây vỡ tử cung dẫn đến băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý
Theo các bác sĩ, việc mổ lấy thai là chuyện bất khả kháng. Không nên vì muốn tránh các cơn đau đẻ hoặc chọn ngày giờ sinh mà chọn phương pháp sinh mổ. Với những phụ nữ đã từng mổ lấy thai, mổ bóc nhân sơ khi có thai nên chủ động thăm khám sớm. Việc này giúp các bác sĩ sẽ đánh giả, kiểm tra, theo dõi cẩn thận sức khỏe của bản thân. Từ đó sẽ có những phát hiện kịp thời và có những động thái xử trí sớm.
Sau hậu phẫu, người chửa trên vết mổ cần phải nằm lại viện theo dõi khoảng 1 ngày. Bệnh nhân có thể có thai ngay sau đó. Tuy nhiên, do tử cung còn yếu, nên thời gian tốt nhất để mang thai trở lại sau 1 năm.
Với những phụ nữ đã từng mổ lấy thai nên chủ động thăm khám sớm
Kết luận
Chửa vết mổ là một biến chứng nghiêm trọng và cần sớm được can thiệp y tế. Lời khuyên mà các bác sĩ dành cho chị em là nên đến các bệnh viện chuyên khoa, có uy tín, cơ sở vật chất đầy đủ… để thăm khám và điều trị. Đồng thời tích cực phối hợp với bác sĩ để tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Xem thêm
Thai bám vết mổ cũ, thai phụ mất hơn 1 lít máu nhập viện nguy kịch
Phương pháp sinh mổ: Mổ sinh ngang và mổ sinh dọc, cách nào tốt hơn?
Có thai sau sinh mổ không lâu nguy hại như thế nào?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!