Nguyên tắc ăn dặm truyền thống đúng chuẩn mẹ nên biết
Theo bác sĩ Dương Công Minh – Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, BV Nhi Đồng TPHCM: “Sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh là nguồn dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên trẻ từ 6 tháng trở đi là giai đoạn cơ thể cần hấp thu nhiều nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Do đó, việc nắm rõ các nguyên tắc cho trẻ dặm cùng những lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ hạn chế được những sai lầm trong việc chế biến bữa ăn cho bé”.
Thứ 1 – Cho trẻ ăn đúng lúc, ăn với lượng vừa phải:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo ba mẹ chỉ nên bắt đầu tập ăn dặm khi bé được 180 ngày (khoảng 6 tháng). Ngoài ra khi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống ba mẹ cần nhớ chỉ cho bé ăn một lượng vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều. Khi cho ăn hãy đặt con ngồi vào ghế ăn dặm, không phụ thuộc ti vi hay điện thoại.
Chỉ nên cho bé ăn với lượng thức ăn vừa đủ, không nên ép con ăn quá nhiều
Thứ 2 – Xây dựng thực đơn ăn khoa học & thay đổi thực đơn đa dạng:
Mẹ nên chọn những loại rau củ cung cấp cho bé đầy đủ vitamin cần thiết và 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn.
Gợi ý một số loại rau củ cần thiết cho bữa ăn dặm:
- Vàng, đỏ: cà chua, bí đỏ, cà rốt, khoai lang…
- Xanh nhạt: bí đao, su su, mướp…
- Xanh đậm: mồng tơi, rau ngót…
Thứ 3 – Chú ý thay đổi độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn:
Cách chế biến của kiểu ăn dặm truyền thống là kết hợp các loại thức ăn có chất đạm, béo, tinh bột và chất xơ từ rau củ, trái cây tươi,… Khi bé mới tập ăn dặm, mẹ sẽ xay nhuyễn thức ăn cho loãng để bé dễ nuốt và tiêu hoá tốt hơn. Sau vài tháng, mẹ có thể chuyển sang giai đoạn ăn cháo với thịt, cá, rau củ. Sau đó điều chỉnh độ thô từ ăn bột, ăn cháo đến ăn những thức ăn băm, rồi mới ăn cơm cùng gia đình.
Mẹ có thể xem:
Bé 9 tháng ăn mấy bữa cháo 1 ngày là đúng chuẩn?
Trẻ ăn dặm ngày mấy lần: Lịch ăn dặm qua các tháng dành cho bé
Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống theo từng độ tuổi
1. Giai đoạn bé từ 6 – 7 tháng
Bé từ 6-7 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ là chính nên khi mới bắt đầu ăn dặm mẹ hãy thêm vào bữa ăn một ít bột loãng và một chút nước quả cụ thể như:
+ Bột gạo: 20g (4 thìa cà fe, mỗi bữa là 2 thìa – tương đương 200ml, tức 1 bát ăn cơm)
+ Thịt (cá, tôm): 20 – 30g (2 – 3 thìa cà phê)
+ Rau xanh: 20g
+ Dầu mỡ: 1 – 2 thìa cà phê
+ Sữa mẹ/ sữa bột: 600 – 700ml
Gợi ý bữa ăn dặm đủ chất cho bé 6 – 7 tháng
2. Giai đoạn từ 8 – 9 tháng
Bé từ 8-9 tháng đã thích nghi với việc ăn uống nên mẹ có thể bổ sung thực phẩm rắn vào bữa ăn. Thêm vào đó là một ít sữa mẹ, cùng 2 – 3 bữa sữa bột + nước hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chu, kem, caramel:
+ Bột gạo: 40 – 60g (mỗi bữa 3 – 4 thìa cà phê).
+ Thịt (cá, tôm): 40 – 50g
+ Rau xanh: 40g hoặc hơn
+ Dầu mỡ: 5 – 6 thìa cà phê
+ Sữa mẹ/ sữa bột; 500 – 600ml
3. Giai đoạn 10 – 12 tháng
Mẹ có thể kết hợp thêm sữa mẹ + 3-4 bữa bột đặc cháo nấu nhừ + hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramen
+ Bột gạo: 60 – 80g
+ Thịt (cá, tôm): 60 – 80g
+ Rau xanh: 60g hoặc hơn
+ Dầu mỡ: 7 – 8 thìa cà phê
+ Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500 – 600ml
Cháo ăn dặm cho bé trên 12 tháng tuổi
Đối với các bé trên 12 tháng tuổi, mẹ có thể chuẩn bị khẩu phần ăn nhiều hơn với cơm hoặc cháo. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên rây nhuyễn cơm và nấu cháo nhừ để bé quen dần với thức ăn thô cũng như rèn luyện khả năng nhai.
Như vậy nhờ điểm mạnh của kiểu ăn dặm truyền thống là dễ chế biến và bữa ăn rất ngon miệng nên rất phù hợp thể trạng trẻ sơ sinh Việt Nam. Với phương pháp này mẹ sẽ yên tâm bé được hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo tăng cân nhanh chóng!
Nguồn tham khảo: 4 ‘lời khuyên vàng’ giúp mẹ không mắc sai lầm khi cho trẻ ăn dặm – Voh.com, Fagomom.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!