Xây dựng cảm xúc ôn hòa cho con, giúp con luôn hòa nhã, bình tĩnh trước mọi tình huống trong cuộc sống. Thực chất, cách tốt nhất để làm được việc này phụ thuộc vào tính cách và lối sống của bố mẹ.
- Mẹ ôn hòa thì con mới có cơ sở xây dựng cảm xúc ôn hòa cho chính mình
- Hãy nhớ rằng con chỉ là một đứa trẻ, con đang học cách làm người
- Hãy cho con những gì con cần – Không phải những gì cha mẹ nghĩ con cần
- Thay đổi mong đợi, kỳ vọng của cha mẹ đối với con
- Dạy kiểm soát cảm xúc
- Cung cấp cho trẻ một thói quen nhất quán
- Hãy để con tự quản lý chính mình
Mẹ ôn hòa thì con mới có cơ sở xây dựng cảm xúc ôn hòa cho chính mình
Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Ngay từ khi được sinh ra trẻ đã bước vào các giai đoạn phát triển tâm sinh lý. Vào mỗi cột mốc, tâm lý của trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau. Vì thế để tránh xảy ra căng thẳng, bố mẹ nên hiểu rõ cách nắm bắt, thấu hiểu những chuyển biến tâm lý này để có cách giáo dục và định hướng phát triển trẻ phù hợp”.
Mẹ ôn hòa thì con mới có cơ sở xây dựng cảm xúc ôn hòa (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Theo nhà tâm lý học Elizabeth Pantley, một nhà tâm lý học và chủ tịch của Better Beginnings, Inc., một công ty giáo dục và tài nguyên gia đình khẳng định là hầu hết trẻ em lo lắng thì thường có cha mẹ lo lắng. Và một điều chắc chắn là ” cha mẹ lo lắng, thì con cái của họ cũng lo lắng”, và cách tốt nhất để xây dựng được cảm xúc ôn hòa cho con chính là tự xây dựng cảm xúc ôn hòa của cha mẹ.
Debbie Pincus, nhà giáo dục nuôi dạy con cái và tác giả của The Calm Parent AM & PM, đồng ý: “Nếu bạn muốn con bạn bình tĩnh hơn, thì bạn phải bình tĩnh hơn. Khi có thể, hãy cố gắng diễn đạt những lời của bạn theo hướng tích cực, thay vì tiêu cực, và hướng dẫn chứ không phải ép nhé. ” Mọi cuộc tranh luận hay giải thích với con để hướng con đến việc giải quyết theo hướng tích cực tốt nhất có thể, chứ không phải để khẳng định ai đúng, ai sai.
Mẹ có thể quan tâm:
Các giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ
Hãy nhớ rằng con chỉ là một đứa trẻ, con đang học cách làm người
Trẻ em có mọi quyền từ khóc, làm sai, sữa, bắt chước dù sai hay đúng, muốn trãi nghiệm mọi cảm xúc… nhưng chính cha mạ tạo ra rào cản lo lắng, ráo cản sợ… để con không được trải nghiệm những điều cần thiết để con có thể học làm người.
Cha mẹ cần ngừng đánh giá động cơ của trẻ em từ góc độ người lớn (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Khi con nổi giận, khóc lóc, ăn vạ, mè nheo, hay có các hành vị xấu… chỉ đơn giản là cách con thể hện cảm xúc hay con cũng không thể kiểm soát được cảm xúc đang bùng nổ của chính mình. Và tại sao người lớn có quyền mất kiểm soát cảm xúc của mình thì tẻ lại không được, trong khi đó là cách trẻ phải trãi qua và học từ chính cảm xúc đó của mình.
“Ngay cả đứa trẻ thông minh nhất, ngọt ngào nhất, bình yên nhất, dễ chịu nhất cũng không thể nào ra khỏi bụng mẹ và có sẵn trí tuệ và khả năng kiểm soát hoàn toàn cảm xúc của mình”.
Cha mẹ cần ngừng đánh giá động cơ của trẻ em từ góc độ người lớn, xem và dán nhãn đó là hành vi xấu của trẻ em thay vì xem đó là một cách thức trẻ trãi nghiệm cảm xúc, và cần có cha mẹ hướng dẫn hành vi, thái độ đó.
Hãy cho con những gì con cần – Không phải những gì cha mẹ nghĩ con cần
Cha mẹ, đặc biệt là những người luôn lo lắng, luôn mang theo nổi sợ cho con về mọi thứ xung quanh, và cha mẹ hành động và cho con những thứ mà cha mẹ nghĩ là con cần, là tốt nhất cho con. Và câu hỏi là đó là những thứ mà cha mẹ nghĩ là con cần, còn cái thức sự con cần thì cha mẹ có thể quá lo lắng chỉ để được con được sạch sẽ, con không bị té, con phải trở nên ngoan ngoãn trong mắt mọi người.
Cha mẹ làm những điều cần thiết mình nghĩ chính xác là để bảo đảm cảm xúc lo lắng của mình về con được chuyển sang vùng yên tâm, chứ thực tế những điều đó có thể cản trở sự phát triển bình thường của con. Vì đã là trẻ em thì phải chơi, chạy nhày để phát triển các cơ bắp, vận động thô của mình. Một đứa trẻ ngồi im ngoan ngoãn trong mắt mọi người có thể là một sự bất bình thường. Từ những hành vi lo lắng, sợ hãi này này có thể chuyển sang cho trẻ em bị căng thẳng.
Các bậc cha mẹ nên “nhìn nhận con cái một cách khách quan nhất có thể. Hãy cho chúng những gì chúng thực sự cần, thay vì nhìn qua lăng kính sợ hãi và lo lắng của chúng ta.” Đừng cố đoán xem con bạn sẽ cần gì. Thay vào đó, hãy xem xét nhu cầu của con khi những thách thức mới xuất hiện.
Thay đổi mong đợi, kỳ vọng của cha mẹ đối với con
Đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ em có thể khiến chính con trẻ lo lắng. Thay vào đó, cha mẹ bớt lo lắng hoặc suy nghĩ quá xa về việc một đứa trẻ có thể trở thành ai – để giảm bớt lo lắng cho cả cha mẹ và con cái.
Đừng kỳ vọng, hay so sánh con phải như thế này hay như thế kia để rồi tạo ra sức ép và khoảng cách với con cái. Mọi đứa trẻ là khác nhau, ngay cả anh chị em trong nhà cũng không trẻ nào giống trẻ nào. Vì vậy, không thể lấy thước chuẩn của một bạn học giỏi, ngoan ngoãn trong mắt mọi người để nặn ép ra tất cả các đứa trẻ đều như thế.
Mẹ có thể quan tâm:
Tâm lý trẻ em – Những sai lầm của cha mẹ Việt khiến con phát triển không cân bằng
Dạy kiểm soát cảm xúc
Từ yoga trẻ em đến thiền cho trẻ em, luyện tập và thực hành sẽ giúp trẻ quản lý cảm xúc của mình tốt hơn. Chơi, đồng hành và tương tác trò chuyện với con, sẽ giúp con nói ra những cảm xúc của mình. Vì để kiểm soát được cảm xúc, con phải biết cảm xúc đó là gì trước đã, biết nói ra, gọi tên nó, rồi mới đến việc kiểm soát chúng.
Cung cấp cho trẻ một thói quen nhất quán
Một đứa trẻ mệt mỏi hoặc đói sẽ không bao giờ trở thành một đứa trẻ bình tĩnh hay có cảm xúc ôn hòa lúc đó được. Mặc dù cha mẹ không thể kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của con cái của mình, nhưng cha mẹ có thể đảm bảo về việc chăm sóc con cái như thời gian ngủ trưa và dinh dưỡng phù hợp.
Cố gắng lên kế hoạch cho lịch trình hàng ngày của con (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Cố gắng lên kế hoạch cho lịch trình hàng ngày của con và cha mẹ phối hợp, để không can thiệp vào thời gian ngủ trưa hoặc giờ ăn thông thường. Trẻ em sẽ dễ cáu giận, khóc lóc hơn nếu nhu cầu cơ bản của mình không được đáp ứng.
Hãy để con tự quản lý chính mình
Trẻ em có thể trở nên căng thẳng nếu chúng không liên tục học cách tự làm chủ mọi thứ và học về trách nhiệm hơn. Một khi một đứa trẻ đã học được điều gì đó mới – có thể là cách đặt đồng hồ báo thức hoặc buộc giày của mình – cha mẹ nên giao trách nhiệm đó vĩnh viễn cho con. Giúp một đứa trẻ học cách tự quản lý có thể khiến một đứa trẻ tự lập hơn và làm con học được các cảm xúc bình tĩnh, ôn hòa.
Hãy kiên nhẫn và thấu hiểu con (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Bất cứ khi nào con cư xử sai, chưa đúng, điều quan trọng cần nhớ là bé sẽ không luôn như vậy. Con đang học hỏi qua từng ngày, từng giờ, từng phút và từng giây, và con sẽ tốt hơn mỗi lần học được điều gì trong cuộc sống, và người cung cấp mọi thứ cho con bao gồm cả cảm xúc ôn hòa chính là cha mẹ. Vì vậy hãy kiên nhẫn và thấu hiểu con, đồng hành với con trên con đường học trở thành người của mình.
Nguồn tham khảo: Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ sơ sinh đến vị thành niên – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!