X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Phương pháp "connect before correct" giúp chỉnh sửa hành vi nghịch ngợm của bé và phát triển trí tuệ cảm xúc tốt nhất!

Mất 7 phút để đọc
Phương pháp "connect before correct" giúp chỉnh sửa hành vi nghịch ngợm của bé và phát triển trí tuệ cảm xúc tốt nhất!Phương pháp "connect before correct" giúp chỉnh sửa hành vi nghịch ngợm của bé và phát triển trí tuệ cảm xúc tốt nhất!

Dĩ nhiên, nói bao giờ cũng dễ hơn làm, lý thuyết bao giờ cũng hoàn hảo hơn thực tế! Khi sự việc xảy ra, đôi khi ba mẹ không kiểm soát được cảm xúc của mình, và cứ thế tuôn ra, và con như một tờ giấy trắng ghi nhận lại hết những cảm xúc đó của mẹ, hay của ba. Và đến khi có một sự việc tương tự đối với con như trên, con sẽ sử dụng lại đúng cách mẹ đã mắng con, dùng đúng từ ngữ mà ba mẹ đã viết lên tờ giấy trắng của con. 

Sửa hành vi xấu cho con – Nếu ba mẹ có một cậu bé hay cô bé 2 tuổi, 3 tuổi, hay 4 tuổi và hơn vậy, chắc ba mẹ đều rõ những lúc tinh nghịch của con trẻ, những lúc con làm những việc mà đôi khi ba mẹ chả bao giờ ngờ tới! 

Với những bé nhò 2 – 3 tuổi, chỉ cần rời mắt 1 giây thôi, là bé có thể hành động ty tỷ thứ khám phá của mình  – từ việc đổ nước đầy sàn, nằm lê lết trên đống đồ ăn đổ, cố trộn các loại đồ chơi với đồ ăn lại với nhau, …

Vâng đấy là một số hình ảnh mà chúng tôi tin là em bé nào cũng từng trải qua, và chúng tôi cũng biết là ba mẹ nào cũng không ít lần cáu tiết vì những hành vi nghịch ngợm như thế. Thực tế thì trong mắt trẻ, đó là cách trẻ khám phá thế giới xung quanh mình, trong mắt người lớn thì đó là hành vi nghịch ngợm, chúng ta tự đặt cái tên đó và gán cho trẻ khi trẻ có các hành vi không mong thông thường của chúng ta.

sửa hành vi xấu cho con

Sửa hành vi xấu cho con với phương pháp kỷ luật tích cực! kỷ luật tích cực!

Sửa hành vi xấu cho con với phương pháp connect before correct – kết nối trước khi sửa sai!

Có lần con của tôi đi tắm và đã xài hết toàn bộ dầu gội và dầu tắm mà tôi chỉ mới vừa mua hôm trước! Khi tôi bước vào phòng tắm, tôi cảm tưởng như mình bước vào đam mấy trắng bồng bềnh đầy bọt, và dưới đám bọt xà phòng đó chính là cậu bé 3 tuổi của tôi, con đã hồn nhiên nói với tôi là : “Mẹ ơi, con đang xây thiên đàng đấy!”.

Sau khi nghe xong, mọi suy nghĩ về 2 chai dầu tắm, dầu gội của tôi cũng như bong bóng xà phòng trôi đi hết, cơn giận sắp sửa bùng nổ đã tan thành mây khói! Tuy nhiên tôi cũng không thể để sự việc kết thúc như thế .

Và sau này đọc và tìm hiểu nhiều về hành vi của trẻ, tôi có biết đến phương pháp “connect before correct” tức là hãy kết nối trước khi sửa sai.

Như vậy “connect” là sự kết nối đầu tiên với con, để hiểu nguyên nhân hành động mà con đang làm, thay vì la hét, mắng con ! Thậm chí đôi khi tôi ngồi xuống và chơi với con, nói chuyện để hiểu thêm về trò chơi con đang chơi. Tôi đã cố gắng để không phán xét con trước qua lăng kính của người lớn!

Sau đó, tôi sẽ nói chuyện với con về việc con làm là không đúng, và có nhiều cách khác để làm điều đó! Và cho con cơ hội để sửa sai là dọn dẹp, và nghĩ về việc mình đã làm. Đây chính là bước “correct” – sửa sai.

Có thể bạn đang nghĩ cái này mà kỷ luật gì, rằng nó không hiệu quả

Tôi hoàn toàn hiểu điều đó, vì khi tôi ứng dụng lúc đầu tôi cũng khá lo lắng về điều đó. Trong thực tế, đã có lúc tôi hoài nghi về kỷ luật tích cực và tự hỏi liệu đây có phải là lựa chọn đúng đắn. Và sau đó tôi bắt đầu nhận thấy con đã thay đổi và lớn lên với những hành vi tích cực như thế nào!

Tôi tạo nhiều cơ hội cho con chơi và mắc lỗi một cách tự do, cho đến một ngày khi con mắc lỗi, con nhận ra và đến nói với tôi hoặc nhờ giúp đỡ.

Đối với tôi, muốn sửa sai hay sửa lỗi thì phải nhận ra lỗi trước! Và thường chúng ta chỉ nói lỗi và thừa nhận hay coi như con hiểu lỗi khi mẹ nói, và tự kết tội con. Như vậy quá trình để con biết mình sai, biết nói cái sai, biết nhờ sự giúp đỡ là kết quả của một sự rèn luyện nơi con.

Kỷ luật tích cực đặc biệt hướng đến các kỷ luật cho trẻ theo những cách tôn trọng và khuyến khích trẻ nhất,  cha mẹ phải nhớ rằng trẻ em có khả năng làm tốt hơn sau mỗi lần

Trẻ nhỏ thường tò mò và luôn sẵn sàng vượt qua ranh giới để khám phá những điều kì thú trong thế giới trẻ. Vì vậy, trẻ em luôn trong nguy cơ dán nhãn “là một em bé hư” ” nghịch ngợm“, “lì”, “bướng” …

Sửa hành vì xấu cho con với phương pháp kỷ luật tích cực!

Sửa hành vi xấu cho con với phương pháp kỷ luật tích cực!

Kết nối với con trước khi thực hiện bất kỳ sửa sai hành vi nào là một cách chắc chắn để giúp con cải thiện hành vi tốt hơn sau này. Theo Jane Nelsen của Kỷ luật tích cực nói: ” Chúng ta không thể ảnh hưởng đến trẻ em theo cách tích cực cho đến khi chúng ta tạo ra một kết nối với chúng.”

Mỗi lần con vượt qua một giới hạn, phá vỡ một quy tắc hoặc làm rơi/ bể một chai dầu gội đầu, trước khi chúng ta sửa chữa hành vi, hãy cố gắng chậm lại trước, hít thở sâu trước. Tạo một khoảnh khắc kết nối với con trong sự bình tĩnh,  khi đó chúng ta có thể tự tin cung cấp sự an toàn và hiểu biết cho con về hành vi của con.

Nó như là bạn nhập vào thế giới con. Nhìn xa hơn mớ hỗn độn nghịch ngợm và chú ý việc học hỏi và khám phá đang diễn ra trong con.

sua-hanh-vi-xau-cho-con

Nhắc nhở con là ba mẹ chính là đồng minh của con, ba mẹ luôn đứng về phía con dù thế nào đi nữa. Khi mẹ nói không, hay bắt con ngừng các hành vi sai trái, hãy nhớ ba mẹ vẫn là đồng minh của con.

Dĩ nhiên, nói bao giờ cũng dễ hơn làm, lý thuyết bao giờ cũng hoàn hảo hơn thực tế! Khi sự việc xảy ra, đôi khi ba mẹ không kiểm soát được cảm xúc của mình, và cứ thế tuôn ra, và con như một tờ giấy trắng ghi nhận lại hết những cảm xúc đó của mẹ, hay của ba. Và đến khi có một sự việc tương tự đối với con như trên, con sẽ sử dụng lại đúng cách mẹ đã mắng con, dùng đúng từ ngữ mà ba mẹ đã viết lên tờ giấy trắng của con.

Ba mẹ phải hiểu vấn đề là, con thực sự cần sự hướng dẫn tự tin và bình tĩnh của chính ba mẹ khi chúng mắc lỗi, ba mẹ là tấm gương kiểm soát cảm xúc cho con. Nếu ba mẹ nghĩ về những lỗi lầm thời thơ ấu, và bị chính ba mẹ mình la mắng thế nào, có lẽ sẽ là một động lực giúp ba mẹ thay đổi mình và lựa chọn theo phương pháp kỷ luật tích cực này.

Kết nối trước khi sửa chữa giúp trẻ tin tưởng ba mẹ là người bạn, người đồng hành có thể chia sẻ. Nó giúp ba mẹ nhìn thấy thế giới của con mình hơn là gán ghép thế giới và những quy tắc của ba mẹ vào con.

Kết nối cho phép ba mẹ tạo ra một khoảnh khắc ý nghĩa để lắng nghe, xác nhận và thừa nhận con bạn.

Các bài viết khác:

  • Càng khắc nghiệt con càng giỏi theo chân của cha mẹ Thụy Điển về nuôi dạy con! 
  • Kĩ năng xã hội quan trọng hơn điểm số cha mẹ có biết chăng?
  • Tại sao con học dốt toán – đây là nguyên nhân đây ba mẹ ơi!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Nuôi dạy con
  • /
  • Phương pháp "connect before correct" giúp chỉnh sửa hành vi nghịch ngợm của bé và phát triển trí tuệ cảm xúc tốt nhất!
Chia sẻ:
  • Trẻ bị rối loạn hành vi - làm sao để ba mẹ nhận biết và giúp đỡ con kịp thời?

    Trẻ bị rối loạn hành vi - làm sao để ba mẹ nhận biết và giúp đỡ con kịp thời?

  • Khám phá tử vi cho bé dựa theo 12 cung hoàng đạo

    Khám phá tử vi cho bé dựa theo 12 cung hoàng đạo

app info
get app banner
  • Trẻ bị rối loạn hành vi - làm sao để ba mẹ nhận biết và giúp đỡ con kịp thời?

    Trẻ bị rối loạn hành vi - làm sao để ba mẹ nhận biết và giúp đỡ con kịp thời?

  • Khám phá tử vi cho bé dựa theo 12 cung hoàng đạo

    Khám phá tử vi cho bé dựa theo 12 cung hoàng đạo

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn