Xây dựng kỹ năng xã hội của trẻ ở trường mầm non
Không có gì lạ khi trong mỗi cuộc gặp mặt gia đình hay bè bạn, việc so sánh thành tích học của những đứa trẻ là một chủ đề được đưa ra bàn luận nhiều nhất. “Con bạn biết làm gì rồi?” “Cậu bé đếm được tới 100 chưa?” “Con gái chị đọc được 100 cuốn sách chưa? Con tôi đọc được rồi đấy!,…
Vâng, giáo dục sớm là nền tảng căn bản cho trẻ. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực tế, các kỹ năng xã hội (kỹ năng mềm) quan trọng hơn các “kỹ năng cứng”, và đó là những gì con bạn nên học ở trường mầm non.
Tại sao các kỹ năng xã hội của trẻ lại quan trọng?
Tại sao các kỹ năng xã hội của trẻ lại quan trọng? Tăng cường các kỹ năng xã hội cho trẻ ngay từ sớm sẽ giúp chúng khi tới tuổi trưởng thành | Nguồn: Pexels
Học các kỹ năng xã hội thực sự giúp trẻ lớn lên trở thành người có trách nhiệm.
Các nghiên cứu cho thấy các kỹ năng xã hội được học khi trẻ còn ở mẫu giáo, có liên quan đến sự thành công của trẻ khi chúng 25 tuổi.
Điều này không kể tới việc trẻ đã đọc bao nhiêu cuốn sách, biết đếm tốt hay sinh ra trong điều kiện như thế nào. Miễn là trẻ thể hiện được khả năng giao tiếp và kết bạn, chúng có nhiều cơ hội đạt được bằng cấp và có được một công việc tốt hơn sau này nếu so sánh với những người thiếu kỹ năng xã hội.
Cha mẹ nên tìm kiếm những trường mầm non phù hợp, nơi khuyến khích các con vui chơi và có những tương tác xã hội với bạn bè, vì đó là một chỉ số cho sự thành công của con bạn trong tương lai.
Dưới đây là 5 ý tưởng khuyến khích các kỹ năng xã hội của trẻ ở tuổi mẫu giáo:
Kỹ năng xã hội của trẻ: Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng các kỹ năng xã hội cho con| Nguồn: Pexels
1. Hòa đồng với bạn bè
Chơi là một cách để trẻ học giải quyết vấn đề, đàm phán, chia sẻ và thay phiên nhau, cũng như thử nghiệm những suy nghĩ và ý tưởng. Hãy sắp xếp hẳn một ngày nào đó để con có thời gian vui chơi với bạn bè của chúng. Đưa trẻ đến sân chơi công cộng nơi con có thể kết bạn mới – các mẹ có thể giám sát con từ xa nhưng không nên tham gia vào quá trình vui chơi, kết bạn của con.
2. Giải quyết vấn đề
Mặc dù các bà mẹ luôn muốn trở thành mẹ siêu nhân mỗi khi con gặp rắc rối, nhưng điều quan trọng con cần phải học cách tự giải quyết vấn đề của mình. Lần tới, hãy yêu cầu con phân tích và nghĩ ra giải pháp cho vấn đề đó. Hỗ trợ con bạn tốt hơn là xử lý vấn đề thay con.
Đặt những câu hỏi như, con nghĩ con có thể làm gì? Điều này dạy con tầm quan trọng của việc thử lại sau khi thất bại, đánh giá tình huống, cách cải thiện bản thân và làm thế nào để bước tiếp sau những rắc rối đó.
3. Nhận biết cảm xúc
Nếu con bạn hiểu những gì người khác đang cảm thấy, sự đồng cảm ấy sẽ giúp con dễ dàng kết nối với người khác. Hãy thử phát triển kỹ năng này bằng cách nêu ra những tín hiệu cảm xúc như: “Anh con có vẻ buồn vì con đã lấy đồ chơi của anh ấy” hoặc hay “ Con và các bạn trông rất vui sau khi chiến thắng trò chơi đó”
Sách truyện là một cách tuyệt vời để trẻ học cảm xúc và xung đột từ quan điểm của người thứ ba. Tránh điện thoại thông minh và iPad vì sử dụng màn hình quá mức có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của con. Tương tác trực tiếp là điều quan trọng nhất.
4. Biết giúp đỡ
Khi thấy con giúp đỡ người khác, cha mẹ hãy chú ý và khen ngợi con vì điều đó. Hãy thử yêu cầu con giúp đỡ việc nhà, như giúp em bé mặc quần áo hoặc giúp cất thực phẩm vào tủ lạnh, sau đó đánh giá cao hành động của con. Cảm ơn những người đã giúp đỡ mình để trẻ thấy tầm quan trọng của việc thể hiện lòng biết ơn, ngay cả với nhân viên thu ngân tại siêu thị. Con bạn nhìn thấy và sẽ bắt chước hành động của cha mẹ.
5. Kiểm soát cơn bốc đồng
Con bạn sẽ khó kiểm soát sự bốc đồng thôi thúc, bởi vì vùng não kiểm soát các xung động không phát triển cho đến khi trẻ trưởng thành. Hãy giúp con thực hành kỹ năng này. Hãy thử chơi các trò chơi như “Simon nói thế”, “Đóng băng điệu nhảy” hoặc “ghế âm nhạc”, để cho trẻ luyện tập cách khởi động và ngừng quá trình suy nghĩ từ đó học cách trì hoãn thôi thúc.
Ngoài ra, hãy thử chơi trò chơi diễn kịch. Xây dựng một cảnh diễn, và cho trẻ đóng vai một nhân vật trong câu chuyện, chẳng hạn như cốt truyện siêu anh hùng. Trong những cảnh này, trẻ có thể lên kế hoạch cho cách hành động, thực hành thay phiên và học cách tuân theo các quy tắc. Bởi vì khi đang giả là một người khác, trẻ sẽ có một góc nhìn khác vượt khỏi khuôn khổ cá nhân.
Kỹ năng mềm là con đường phía trước
Hiểu tầm quan trọng của kỹ năng xã hội của trẻ, cha mẹ có thể từng bước giúp con | Nguồn: Pexels
Một xã hội có nhịp độ nhanh như Singapore, cha mẹ luôn muốn con mình có điểm cao nhất trong lớp. Nhưng các kỹ năng xã hội từ những năm đầu đời mới là nền tảng thực sự cho tương lai của những đứa trẻ. Nó đơn giản như việc chơi cùng người khác, gắn kết với gia đình và chú ý đến thế giới xung quanh trẻ.
Nguồn: sg.theasianparent.com
Xem thêm các bài viết khác:
Góc bình yên cho con. Xây dựng kỹ năng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc
Rèn cho con kỹ năng tự học; Chìa khóa cho thành công sau này!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!