Về mặt tâm lý xã hội
- Trẻ gắn bó với người chăm sóc và phát triển cảm giác yêu thương và tin tưởng.
- Sau đó trẻ cũng có cảm giác lo sợ khi phải xa cách mẹ, biết phân biệt người quen và người lạ.
- Trẻ hiểu nguyên nhân và hậu quả (nếu đẩy trái banh trên sành nhà, thì banh sẽ lăn).
- Trẻ hiểu sự tồn tại của đồ vật mặc dù trẻ không còn thấy (trò chơi ú òa).
- Hiểu lời nói và làm theo lệnh đơn giản.
- Biết tên một số đồ vật quen thuộc, vài bộ phận trong cơ thể, và khái niệm như trong/ngoài, hoặc mở/đóng.
- Trở thành độc lập khi tự chơi một mình trong thời gian lâu.
Về mặt thể chất
- Trẻ học di chuyển cơ thể như ngóc đầu lên, tự ăn, ngồi, đứng, đi.
- Trẻ học cách sử dụng cùng lúc bàn tay và mắt để thao tác và ném đồ vật.
- Trẻ phát triển thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.
Những điều cần quan tâm
- Đối với tâm lý trẻ 2 tuổi nếu trẻ không được đáp ứng các nhu cầu sẽ không phát triển về sự tin tưởng vào người khác khi trở thành người lớn.
- Khi trẻ không được nâng đỡ và động viên hoặc bị khiển trách, thì trẻ sẽ hay khiển trách và nghi ngờ khả năng của mình (trẻ bị khiển trách khi tiểu dầm).
Vai trò của người chăm sóc
- Nhất quán trong giờ ăn, tắm, thay quần áo để giúp trẻ phát triển sự tin cậy.
- Thân thiện và chấp nhận, động viên trẻ hoàn thành công việc.
Từ 3 đến 5 tuổi
Về mặt tâm lý xã hội
- Phát triển ngôn ngữ và hiểu biết bản thân.
- Suy nghĩ về những điều kỳ diệu, xa thực tế.
- Học luật xã hội.
- Tìm hiểu cái gì thật và cái gì tưởng tượng (trò chơi tưởng tượng, ác mộng).
- Nghĩ về” bây giờ và ở đây” hơn là tương lai.
- Đặt nhiều câu hỏi.
- Bắt đầu hiểu hậu quả của việc làm/cảm xúc và phân biệt đúng/sai.
- Bắt đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo và tập đếm số.
- Bắt đầu quan hệ với bạn bè và thầy cô.
Giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ
Về mặt thể chất
- Kỹ năng tự lập (mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh).
- Có nhiều năng lượng.
Những điều cần quan tâm
- Không tự lập được có thể dẫn đến mặc cảm tội lỗi và sợ thử những công việc mới.
- Có khuynh hướng lệ thuộc vào người lớn quá đáng.
- Có thể khó quan hệ với người khác sau này trong cuộc sống.
- Khó có khả năng ứng xử và quyết định.
Vai trò của người chăm sóc
- Cho phép trẻ có kinh nghiệm và đồng thời cho giới hạn.
- Trả lời trung thực các câu hỏi của trẻ.
- Khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc.
- Không la mắng hoặc đánh đập khi trẻ thất bại một số công việc, giúp trẻ học cách làm tốt hơn hoặc khác hơn.
- Động viên sự sáng tạo.
- Động viên trẻ nói về cảm xúc (chia sẻ cảm xúc của cha mẹ, quan sát trẻ và thử diễn giải cảm xúc của trẻ).
Từ 6 đến 11 tuổi
Về mặt tâm lý xã hội
- Tâm lý trẻ 6 tuổi tiếp tuc phát triển kỹ năng.
- Bắt đầu hiểu góc nhìn của người khác có thể khác với góc nhìn của mình.
- Hiểu cảm xúc của trẻ và của người khác hơn (bắt đầu “thấu cảm”, tức là đặt mình ở chỗ người khác để hiểu cảm xúc).
- Suy nghĩ hợp lý về những điều cụ thể trong trải nghiệm thường ngày (phải đi học để tập đọc và viết).
- Bắt đầu hiểu luật và chuẩn xã hội (như người đàn ông có thể là cha, con trai, thầy giáo và người bạn).
- Hiểu mối tương quan giữa các đồ vật (trái cà, dưa đều là “rau cải”).
- Có khả năng giải quyết vấn đề khá hơn vì trí nhớ khá hơn.
- Hiểu nhiều khái niệm hơn (ý tưởng/giả thuyết) được giải thích.
- Học đọc, viết, làm toán.
- Có trách nhiệm hơn trong gia đình.
Giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ
Về mặt thể chất
- Tăng chiều cao, cân nặng.
- Làm nhiểu việc hơn với đôi bàn tay và cơ thể vì tự kiểm soát khá hơn.
Những điều cần quan tâm
- Nếu trẻ không hoàn thành công việc, thì cũng sẽ ngưng hy vọng vào tương lai.
- Trẻ cảm thấy tự ti.
- Trẻ cảm thấy không trưởng thành (không biết, không có khả năng).
Vai trò của người chăm sóc
- Khen ngợi sự cố gắng của trẻ.
- Động viên trẻ tự thấy ngang tầm cỡ các bạn.
- Động viên trẻ có khả năng hoàn thành công việc mặc dù có khó khăn.
- Dạy trẻ cách ứng xử với thất bại và giải quyết vấn đề.
- Cần nâng đỡ trẻ một cách phù hợp.
Từ 12 đến 18 tuổi
Về mặt tâm lý xã hội
- Suy nghĩ đầu tiên đến bản thân.
- Bắt đầu suy nghĩ về tương lai.
- Chú ý đến các mối quan hệ xã hội và quan tâm đến ngoại hình, niềm tin và giá trị.
- Xác định nhân thân, đồng thời thất vọng khi hòa nhập với một nhóm.
- Không thích làm điều được yêu cầu.
- Muốn độc lập nhưng vẫn lệ thuộc.
- Trải nghiệm một sự chia rẻ mạnh mẽ giữa vai trò nam nữ.
- Bắt đầu những mối quan hệ nghiêm túc (lãng mạn, trong gia đình và bạn bè).
- Bắt đầu nghĩ đến những điều trừu tượng như tầng lớp xã hội và cách hành vi của trẻ ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng.
- Bắt đầu hiểu những vấn đề luân lý và biết đúng/sai.
- Tăng nhu cầu cảm xúc và không an toàn.
- Thực hành làm người lớn.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ lên ba – đặc điểm tâm lý và khủng hoảng tuổi lên ba
Khủng hoảng tâm lý ở trẻ em và cách xử trí
Giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ
Về mặt thể chất
- Thay đổi nhiều trong cơ thể (dậy thì).
Những điều cần quan tâm
- Nếu trẻ không thành công để hoàn tất giai đoạn này, thì sẽ có sự hỗn loạn trong nhân thân, tôn giáo ,tính dục,v.v..
Vai trò của người chăm sóc
- Duy trì sự giao tiếp cởi mở.
- Động viên trẻ nói về những suy nghĩ hoặc bày tỏ ý kiến.
- Cung cấp lời khuyên và hướng dẫn.
- Thiết lập giới hạn với trẻ.
- Cho trẻ có cơ hội bày tỏ sự nóng giận hoặc các cảm xúc khác.
Cách trẻ học hỏi và phát triển tâm lý
Mặc dù trẻ có những nhu cầu khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, trẻ vẫn là “con người” và có những nhu cầu chung! Cho dù trẻ ở lứa tuổi nào, trẻ vẫn học và phát triển bằng cách:
- Cảm thấy được yêu thương, có giá trị và được mong muốn.
- Qua trò chơi và khám phá.
- Phạm lỗi.
- Thực hành nhiều lần.
- Đặt câu hỏi.
- Nhìn gương sống.
- Qua kinh nghiệm.
Những điều trẻ cần để phát triển tâm lý trẻ
- Môi trường an toàn và chắc chắn để phát triển.
- Thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục và sự an toàn.
- Tối thiểu một người cố định trong cuộc đời để đáp ứng nhu cầu cảm xúc (nuôi dưỡng/tình yêu/âu yếm).
- Nhiều cơ hội để khám phá môi trường cũng như các kỹ năng và cảm xúc mới một cách an toàn.
- Rất nhiều kiên nhẫn và hiểu biết từ những người lớn trong thế giới.
- Được bạn cùng trang lứa chấp nhận.
- Cảm thấy được nhìn nhận và đánh giá cao bản thân.
- Biết có vai trò trong gia đình, cộng đồng và nhóm bạn.
- Được phép và được động viên để tham gia.
- Được nói và được lắng nghe.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!