Chúng tôi hân hạnh được chia sẽ cùng Ông Bố Ngọc Điệp – của hai cô con gái xinh đẹp – về các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý hành vi của trẻ từ độ tuổi từ 0-6 tuổi. Bố Ngọc Điệp đã nuôi dạy hai cô con gái theo các phương pháp giáo dục khoa học và đã học cũng như nghiên cứu về các vấn đề tâm lý của con người. Dưới đây là sự giới thiệu sơ lược về nguyên căn của các vấn đề tâm lý nơi trẻ.
Trong hầu hết các phương pháp trị liệu tâm lý nói chung thì các chuyên gia trị liệu đều phải cần biết nguồn gốc của vấn đề bắt đầu từ khoảng giai đoạn nào , và phần lớn phản hồi nhận được đều xuất phát từ trong giai đoạn này. Một khi đã tìm được thì việc chữa trị mới khả quan còn nếu không gần như là chỉ chữa tạm thời trên bề mặt – sau đó nếu không quan sát và tiếp tục trị liệu thì vấn đề hanh vi tâm lý lại tái phát.
Trẻ em trong giai đoạn này chưa có nhiều nhu cầu đặc trưng hay chọn lọc , các giác quan chưa phát triển hết nên chỉ cần một sự kiện gì đó chúng sẽ lưu cất rất kỹ – bằng chứng là bản thân chúng ta cũng nhớ như in một vài sự kiện vui hoặc buồn trong giai đoạn này . Các sự kiện buồn giống như những hạt cát vô tình chui vào trong vỏ con trai, sau này dưới điều kiện “thuận lợi” sẽ phát triển thành các “hạt ngọc ” khiến cho người đó dễ dàng bị stress hơn những người khác ngay từ lúc thiếu thời và sau này.
Và dưới đây là một số điều kiện làm thay đổi và ảnh hưởng đến hành vi tâm lí của trẻ:
1/ Đứa trẻ bị thay đổi người chăm sóc có ảnh hưởng gì đến tâm lý không?
Giai đoạn ba năm đầu đời trẻ em nhìn nhận bản thân và người mẹ là một thể thống nhất. Con phải tách xa mẹ sớm hoặc thời gian ở bên con bị gián đoạn như phải đi công tác dài ngày. Càng ngày về sau con lúc nào cũng cảm thấy thiếu hụt gì đó về cơ thể, khó tạo dựng được mối quan hệ sâu sắc với bạn hoặc khó gần
2/ Cấu trúc gia đình thì sao?
Đối với các gia đình đông con dễ nhận ra. Trong gia đình có 5 chị em gái, con út là con trai duy nhất trong nhà, có hai trường hợp xảy ra như sau:
a/ cậu này bị “bắt chước ” theo các chị vì xung quanh cậu lúc nào cũng có búp bê, váy áo v.v… lớn lên hành động và cử chỉ rất mạnh dạn.
b/ cậu này tự cho mình trách nhiệm bảo vệ các chị vì hàng xóm rất hay trọc ghẹo do vậy lúc nào cũng phải gồng mình sau này sẽ là nguyên nhân chính cho bệnh rối loạn lo âu.
– Khi con ra đời thì gia đình ăn lên làm ra trông thấy, đứa con đó sẽ được nhiều người gán cho mark “”đứa con tài lộc” được cưng chiều tối đa. Ngược lại mới ra đời gặp một số khó khăn nhỏ ban đầu con sẽ dễ dàng bỏ cuộc.
3/ Cách cư xử của người lớn
Yếu tố này tác động nhiều nhất đến trẻ, vì trẻ không hiều hết lời nói nên chúng chỉ nhận diện qua hành vi , cảm xúc của chúng ta để phán đoán vì vậy trẻ dễ dàng nhận biết ai yêu con thật lòng.
Hay bắt đầu từ những trò đùa của hai chị em, người chị bỏ một con gián bỏ vào trong quần của em. Sự kiện này là khởi nguồn của sợ hãi côn trùng của người em sau này như dân gian hay nói là bị “chột dạ”.
Cha mẹ không thống nhất trong cách dạy con, mỗi người một ý thậm trí tranh luận cãi vã trước mặt con khiến cho con sau này lo lắng và sợ hãi đối với bản thân, cư xử nước đôi, khó đưa ra lựa chọn, không có động lực hay niềm tin thống nhất, dễ cả thèm chóng chán.
4/ Gen di truyền, bệnh trong quá trình mang thai, sau sinh….
Bệnh tự kỉ nguyên nhân 90% do gen hoặc quá trình mang thai bà mẹ mắc một số bệnh về tuyến giáp, tiểu đường v.v…
Theo con số thống kê thì có đến 13% các bà mẹ mắc bệnh trầm cảm sau sinh, hiện trạng này ảnh hưởng cho các con ra sao thì vẫn chưa được nghiên cứu.
Ngoài ra một số vấn đề tâm lý khác nữa như chiếm một phần rất nhỏ do gen hoặc do sinh non đó là trầm cảm…
Đã có thống kê cho thấy sự liên hệ trái chiều như sau: trong gia đình có bố hoặc mẹ bị trầm cảm thì con lại bị tăng động . Đứa trẻ cần người săn sóc và yêu thương nên nó sẽ làm mọi cách để thu hút sự chú ý của bố mẹ. Do vậy muốn chữa hết bệnh cho con thì phải chữa cho bố mẹ trước hết đã.
Trên đây là những nguyên do mà các gia đình Việt hay gặp phải, chúng ta không biết vấn đề ấy sẽ được gọi tên là gì? Hậu quả ra sao? Để giải quyết nó thì phải đi đâu? Quá nhiều câu hỏi nhưng lại dễ dàng bao biện: “Bình thường mà, gia đình nào cũng thế con có việc gì đâu”. Một đứa trẻ bị cô giáo phạt nhúng ngập đầu vào thùng nước sau này lại không sao cả. Đứa trẻ khác khi chia tay người giúp việc chăm nó từ bé nên nó rất gắn bó có hứa rằng: “sẽ sớm quay lại”, sau này thêm vài lần nữa mẹ thất hứa mua đúng món quà sinh nhật yêu thích. Từng đấy sự kiện thôi đứa trẻ này luôn có thành kiến “thế giới không tin được ” vì con là đứa trẻ rất nhạy cảm.
Khi đã hình thành định kiến trong suy nghĩ thì rất khó khăn có thể loại bỏ nó. Ở các nước phát triển thì tất cả các trường học, nhà máy đều có bộ phận y tế và trị liệu tâm lý sẵn sàng giúp đỡ trước khi sự việc đi quá xa.
Biên soạn – Anh Phong
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!