Viêm gan B trẻ sơ sinh là tình trạng rất nguy hiểm vì hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu và virus viêm gan B thuộc dạng khó điều trị. Vậy biểu hiện của trẻ bị viêm gan B là gì? Viêm gan B đối với trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Có cách nào phòng tránh và chữa trị viêm gan B ở trẻ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm gan B
- Biểu hiện viêm gan B ở trẻ sơ sinh
- Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm gan B
- Cách điều trị
- Chăm sóc trẻ bị viêm gan B
- Cách phòng bệnh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm gan B
Theo thống kê, hàng năm tại Việt Nam có tới khoảng 10-13% thai phụ bị mắc bệnh viêm gan B. Vì vậy, viêm gan B ở bé sơ sinh chủ yếu là do lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Tùy theo từng giai đoạn mang thai của người mẹ mà mức độ lây truyền khác nhau:
- 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 1%
- Nếu 3 tháng kế tiếp, tỷ lệ lên đến 10%
- 3 tháng cuối, tỷ lệ lên đến 60-70%.
Khả năng lây virus viêm gan B từ mẹ sang con khá cao
Bạn có thể chưa biết:
Bệnh Viêm Gan B – Theo dõi trẻ khi có các dấu hiệu này!
Mẹ bị nhiễm virus viêm gan B có nên cho con bú hay không?
Những biểu hiện của bệnh
Vàng da, vàng mắt
Khi trẻ bị viêm gan B, khả năng lọc chất thải, chất độc của gan bị suy giảm. Lượng bilirubin trong gan quá cao sẽ tan trong máu và thể hiện ra ngoài qua biểu hiện vàng da, vàng mắt.
Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ mắc viêm gan B là da vàng vọt
Sốt cao
Khi bị viêm gan B, các kháng thể trong cơ thể trẻ sẽ hoạt động để chống lại virus, dẫn tới trẻ bị sốt. Những cơn sốt này có thể kéo dài, khiến trẻ bị co giật và ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thần kinh.
Rối loạn tiêu hóa
Viêm gan B khiến cho gan bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng thông thường của gan. Trẻ sẽ có cảm giác đau bụng, bị tiêu chảy, nôn ói, ảnh hưởng lớn đến sự hấp thụ dưỡng chất.
Thường xuyên quấy khóc
Trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bỏ bú. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ suy nhược sức khỏe.
Trẻ sơ sinh có thể gặp những biến chứng nào khi bị viêm gan B?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan B ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Xơ gan, sẹo ở gan
Viêm gan B mạn tính có thể chuyển biến thành xơ gan, làm suy giảm chức năng gan. Trẻ bị mệt mỏi, yếu người và dễ bị nhiễm khuẩn.
Virus viêm gan B khiến gan bị xơ hóa và không thực hiện được chứng năng như bình thường
Suy giảm chức năng gan
Xơ gan không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới xơ gan cấp tính, là giai đoạn cuối của xơ gan hay suy gan mạn. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu và rối loạn đại tiện… Biểu hiện dễ thấy nhất là cơ thể trẻ bị phù. Lúc đầu là phù 2 chi dưới, sau đó có thể bị phù toàn thân, cổ trướng, bụng trương phình.
Ung thư gan
Diễn biến cuối cùng và nguy hiểm nhất là ung thư gan. Triệu chứng thường gặp là trẻ bị đau bụng, phù, cường lách, sụt cân và sốt.
Bạn có thể chưa biết:
Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh nói lên được điều gì?
Trẻ 2 tuổi bị vàng da – nguyên nhân và cách xử lý
Điều trị viêm gan B cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Hiện nay chưa có thuốc chữa viêm gan B, nhưng đã có thuốc để khống chế siêu vi. Chúng có thể làm giảm sự hủy hoại gan của virus và giảm nguy cơ ung thư gan. Đồng thời giúp gan tự chữa lành.
Trẻ sơ sinh bị viêm gan B phải làm sao? Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, hoặc cho trẻ dùng thuốc của người lớn hay áp dụng những mẹo chữa bệnh dân gian. Thay vào đó, nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chỉ định dựa trên tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ.
Chăm sóc trẻ bị viêm gan B như thế nào?
Gan của trẻ bị viêm gan B yếu hơn bình thường rất nhiều. Vì vậy, phụ huynh nên tránh không cho trẻ ăn một số thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên, rán, xào…
- Thực phẩm quá bổ dưỡng, nhiều đạm, nóng như thịt bò, lòng đỏ trứng gà.
- Hạn chế ăn gan vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.
- Thực phẩm quá nhiều đường, ngọt vì chúng làm tăng đường huyết.
- Những loại cá biển như cá thu, cá ngừ… có thể khiến trẻ bị xuất huyết.
Trường hợp trẻ còn bú mẹ, mẹ hãy tiếp tục cho trẻ bú đủ cữ. Còn nếu bé đang dùng sữa công thức, hãy hỏi ý kiến bác sĩ loại sữa phù hợp.
Các món ăn cay, nóng như ớt, hồ tiêu, gừng, tỏi, cari cũng cần tránh
Phòng bệnh viêm gan B cho bé sơ sinh
Hiện nay đã có vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh và các đối tượng khác.
- Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không viêm gan B, cần tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Tiếp đến là tiêm mũi thứ 2 sau 1 tháng và tiêm mũi thứ 3 khi trẻ 2 tháng tuổi.
- Người mẹ khi xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virus viêm gan B, cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Còn chị em nào đang có mầm bệnh virus mà muốn mang thai thì cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai cần gặp bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào. Nhất là trong thai kỳ từ tháng thứ 3 trở đi.
- Đối với các cặp vợ chồng chưa bị nhiễm virus viêm gan B, thì cả 2 đều nên tiêm vắc xin để người vợ an toàn khi mang thai. Nếu 2 trong 2 vợ chồng bị nhiễm virus thì người còn lại cũng phải tiêm phòng ngay.
Nên tiêm vắc xin cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Tổng kết lại
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm về gan, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi bệnh. Khi trẻ sơ sinh bị viêm gan B mà không có biện pháp can thiệp, kiểm soát và điều trị sớm thì khả năng biến chứng thành xơ gan, ung thư gan là rất cao. Cách đơn giản nhất, hiệu quả và đảm bảo nhất để bảo vệ trẻ chính là tiêm vắc-xin ngay từ khi vừa chào đời Trẻ cần được tiêm phòng theo phác đồ của Bộ Y tế. Ba mẹ cần chú ý tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm viêm gan B thì nên phối hợp với cơ sở y tế để việc điều trị được đảm bảo.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!