Mẹ bị viêm gan b có nên cho con bú? Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi sinh mẹ vẫn có thể cho con bú với điều kiện trẻ đã được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus viêm gan B ngay sau sinh.
- Viêm gan B – căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai
- Xác định nhiễm viêm gan B thông qua xét nghiệm máu
- Bệnh viêm gan B có lây qua đường sữa mẹ không? Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?
- Khi nào mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú?
- Làm gì để bảo vệ trẻ và mẹ khỏi virus viêm gan B?
Viêm gan B – căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ở Việt Nam, có đến 10 – 14% dân số nhiễm virus viêm gan B. Bệnh diễn biến thầm lặng và có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể gây viêm gan tối cấp dẫn đến tử vong, hậu quả lâu dài và nặng nề là xơ gan và ung thư gan.
Mẹ có thể quan tâm:
Vitamin nhóm B rất quan trọng với cơ thể trẻ sơ sinh, đâu là nguyên tắc bổ sung đúng cách?
Bệnh Viêm Gan B – Theo dõi trẻ khi có các dấu hiệu này!
Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B lên đến 10 – 14%, tỷ lệ lây từ mẹ sang con là 44,7%. Con đường lây lan chủ yếu là khi thai nhi đi qua âm đạo, trẻ được cho bú sữa mẹ bị nhiễm virus và lây qua nhau thai.
- Mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu: Tỷ lệ lây từ mẹ sang con là 1%
- Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng giữa: Tỷ lệ bệnh truyền sang con là 10%
- Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng cuối: Tỷ lệ bệnh truyền sang con là 67%.
Viêm gan B là bệnh nguy hiểm
Mẹ bị viêm gan b có ảnh hưởng đến con không? Đa phần các ca thai phụ nhiễm viêm gan B từ trước khi mang thai và không được phát hiện. Mặc dù vậy virus viêm gan B không ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai và thai nhi trong bụng vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường.
Mặc dù nói khi sinh thường thì bé có thể hít hay nuốt phải siêu vi viêm gan B trong đường sinh dục mẹ dẫn đến lây bệnh, nhưng sinh mổ thì bé cũng có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc với máu mẹ. Hiện nay, chưa có cơ sở khoa học hay kết luận nào để khẳng định việc sinh thường hay sinh mổ sẽ làm giảm nguy cơ truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con. Vì thế Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo, tất cả trẻ sinh ra với sức khỏe ổn định cần được tiêm phòng vắcxin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu với khả năng bảo vệ, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HBV truyền từ mẹ sang con và từ tất cả đường có thể lây nhiễm khác là 90%.
Xác định nhiễm viêm gan B thông qua xét nghiệm máu
Loạt xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm gan B chỉ cần một mẫu máu nhưng bao gồm ba xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng:
- HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B): Kết quả HbsAg dương tính hoặc có phản ứng nghĩa là đã bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B, có thể là bệnh cấp tính hoặc mãn tính
- Kháng thể bề mặt viêm gan B HBsAb hoặc anti-HBs: Kết quả dương tính hoặc có phản ứng tức là người được xét nghiệm đã đáp ứng thành công với vaccine viêm gan B hoặc bình phục sau khi nhiễm viêm gan B cấp tính. Nếu chỉ số này dương tính cộng với HbsAg âm tính thì có nghĩa là cơ thể được miễn dịch với bệnh viêm gan B trong tương lai
- HBcAb hoặc anti-HBc (kháng thể lõi viêm gan B): Xét nghiệm HbcAb dương tính hoặc có phản ứng cho thấy tình trạng nhiễm bệnh trong quá khứ hoặc hiện tại. Nếu HbcAb dương tình và HbsAb/anti-HBs dương tính thì cơ thể đã nhiễm bệnh trước đó và đã bình phục. Các trường hợp mãn tính thì kết quả này sẽ cho ra dương tính đi kèm với HbsAg dương tính.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện virus viêm gan B
Bệnh viêm gan B có lây qua đường sữa mẹ không? Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?
Kết quả nghiên cứu của WHO được công bố năm 2009 khẳng định, không có bằng chứng việc con bú mẹ gây tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ cho con và bú mẹ không gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với bé không bú mẹ, và không đáng kể so với nguy cơ cao hơn do tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể mẹ khi sinh. Viêm gan B có truyền qua sữa mẹ không? Nếu mẹ đã từng bị viêm gan siêu vi B và đã có kháng thể, có thể chuyển kháng thể thụ động anti-HBs qua nhau thai cho thai nhi, nhờ đó bé sơ sinh được bảo vệ khỏi virus trong 6 tháng đầu đời thì bé có thể bú mẹ khi đã được tiêm ngừa.
Mẹ nhiễm virus viêm gan B vẫn có thể cho con bú
Khi nào mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú?
Nghiên cứu y khoa đã cho thấy, cho con bú khi bị viêm gan B vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được nếu:
- Trẻ được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus viêm gan B ngay sau sinh, sau đó được tiêm vaccine ngừa viêm gan B theo công thức 3 mũi cho trẻ sơ sinh (thời gian tiêm lần lượt là ngay sau khi sinh, mũi sau cách mũi trước 1 tháng). Khi trẻ được tiêm vaccine thì khả năng bảo vệ trẻ khỏi lây nhiễm viêm gan B là 90%
- Viêm gan b có cho con bú được không? Trẻ không tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh của mẹ. Trên thực tế, sữa mẹ vẫn chứa 1 lượng virus viêm gan B nhất định. Tuy nhiên, virus chỉ lây nhiễm cho trẻ khi bé bú mẹ có đầu ti bị nứt, rạn, chảy máu. Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ bị viêm gan B mắc các bệnh như nứt cổ gà, chảy máu, tổn thương đầu ti thì không nên cho con bú trực tiếp mà nên vắt sữa ra và xử lý sữa bằng cách đun sôi hoặc chưng cách thủy trước khi cho bé bú. Trong trường hợp trẻ bị nứt miệng, tưa lưỡi, người mẹ cần điều trị vị trí tổn thương và ngừng cho trẻ bú sữa mẹ
Mẹ có thể quan tâm:
Phụ nữ mắc bệnh viêm gan B có thể mang thai an toàn được không?
Những điều ba mẹ cần thuộc nằm lòng về lịch tiêm viêm gan b sau sinh cho trẻ
Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh của mẹ
Làm gì để bảo vệ trẻ và mẹ khỏi virus viêm gan B?
- Khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám thai định kỳ, tuân thủ phác đồ tiêm chủng vaccine
- Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, cần làm xét nghiệm máu để đánh giá mức độ truyền bệnh, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị và hạn chế tối đa lây nhiễm sang cho thai nhi
- Tiêm chủng vaccine viêm gan B khi có kết quả xét nghiệm HbsAg âm tính trước hoặc trong khi có thai để phòng bệnh
- Sau khi cai sữa, người mẹ cần điều trị viêm gan B. Nếu điều trị khi vẫn đang cho con bú thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng thuốc/thực phẩm chức năng… để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa mẹ.
- Trẻ ra đời cần được tiêm vaccine ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ. Nếu không được bảo vệ ngay sau sinh thì 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Có khoảng 5 – 7% trẻ bị viêm gan cấp ngay sau sinh mà không có biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng.
Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ từ khi mới chào đời
Như vậy, câu trả lời dành cho thắc mắc mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú là CÓ. Ngay sau khi sinh, trẻ cần được tiêm huyết thanh và vaccine ngừa virus đủ liều để cơ thể được bảo vệ tối ưu. Các mẹ bị nhiễm viêm gan B cần chú ý đến vấn đề vệ sinh và đảm bảo trẻ không tiếp xúc với dịch tiết huyết thanh của mẹ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!