Viêm màng não rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu kỹ đặc điểm của bệnh cũng như các triệu chứng là điều rất quan trọng nhằm chữa trị kịp thời cho bé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh viêm màng não trẻ em này nhé các mẹ!
Nội dung bài viết:
- Thông tin chung về bệnh viêm màng não ở trẻ em
- Nguyên nhân gây bệnh
- Các triệu chứng phổ biến
- Cách phòng tránh viêm màng não ở trẻ em
Viêm màng não trẻ em là bệnh gì?
Đây là một bệnh lý nguy hiểm đặc trưng bởi phản ứng viêm của màng não − tủy. Bệnh thường do virus gây ra đối với viêm màng não vô khuẩn hay do vi khuẩn di chuyển qua máu từ vị trí nhiễm trùng tại một phần khác của cơ thể. Nhiễm nấm cũng có thể gây ra viêm màng não, nhưng điều này ít gặp hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Người nhà trị tưa lưỡi bằng thuốc cam khiến bé 3 tháng bị viêm màng não nguy kịch
Viêm màng não: nhầm tưởng là rôm sảy, hóa ra là một bệnh nhiễm trùng chết người
Bệnh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh từ 2−3 tháng tuổi được gọi là viêm màng não sơ sinh. Hiện tượng này dù nguyên nhân là do virus hoặc vi khuẩn thì cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến nguy cơ trẻ bị điếc, khiếm khuyết thần kinh và thậm chí là tử vong.
Viêm màng não trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm
Hậu quả khôn lường khi trẻ bị viêm màng não
Viêm màng não, nhất là viêm màng não mủ trẻ em là bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm màng não lại thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm, viêm mũi họng thông thường nên rất khó phát hiện. Trẻ không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gặp phải các di chứng thần kinh như tổn thương não, não úng thủy, mất thính lực, liệt tay chân, động kinh, sa sút trí tuệ…
Hậu quả nghiêm trọng hơn là tử vong do suy hô hấp nặng, phù não… Những biến chứng lâu dài khác mà trẻ gặp phải bao gồm động kinh, liệt nửa người và giảm thính lực.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh thường là kết quả của nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết). Những vi khuẩn gây viêm màng não thường gặp là Streptococci nhóm B, Escherichia coli và Listeria monocytogenes.
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành viên bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với các chất tiết qua đường hô hấp có chứa vi khuẩn gây bệnh (ví dụ như nước bọt hay chất nhầy từ mũi). Những loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và trẻ vị thành niên bao gồm Streptococcus pneumoniae và Neisseria meningitidis. Trong đó, Haemophilus influenzae loại b (Hib) thường là nguyên nhân gây viêm màng não phổ biến nhất.
Các triệu chứng của viêm màng não là gì?
Việc phát hiện ra viêm màng não khá là khó khăn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, vì các triệu chứng của viêm màng não không phải lúc nào cũng giống nhau trong tất cả các trường hợp. Ngoài ra, chúng cũng không biểu hiện theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào. Các triệu chứng như sốt cao, cổ cứng và nhức đầu dữ dội là những dấu hiệu rõ rệt nhất.
Viêm màng não trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm
Các dấu hiệu khác:
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Nôn hoặc buồn nôn
- Cảm thấy mơ màng
- Buồn ngủ
- Chán ăn
- Phát ban da.
Nếu bé bị bệnh, bạn có thể nhận thấy một số trong những triệu chứng này, nhưng những triệu chứng này cũng xuất hiện trong những bệnh khác. Tuy nhiên, để chắc chắn, nếu bố mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khả năng con của bạn có thể bị viêm màng não, cần đưa bé tới bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Bạn có thể chưa biết:
Sảy thai 16 lần, lần thứ 17 thành công thì bé sơ sinh bỏ mẹ ra đi vì ác mộng Viêm màng não
Bé gái bị phát hiện viêm màng não phải phẫu thuật cắt bỏ cả chân tay
Điều trị viêm màng não trẻ em như thế nào?
Nếu bé bị viêm màng não, hệ thống miễn dịch có thể đủ mạnh để chống lại nó. Thông thường bạn không cần điều trị, mặc dù đôi khi bác sĩ sẽ kê toa thuốc, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, con bạn cần ở lại bệnh viện vài ngày để theo dõi chặt chẽ các triệu chứng, đặc biệt là nếu bé còn rất nhỏ.
Để loại bỏ các vi khuẩn, bác sĩ sẽ dùng một số loại kháng sinh mạnh. Trẻ sơ sinh thường phải nằm viện trong 2 tuần để các bác sĩ theo dõi và điều trị. Mặc dù bệnh rất nguy hiểm, nhưng tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao, khoảng 85%, miễn là bệnh được chẩn đoán sớm trong giai đoạn đầu khi các triệu đầu tiên xuất hiện. Đó là lý do bác sĩ khuyên bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu nghi ngờ bé bị viêm màng não.
Khi chăm sóc trẻ bị viêm màng não, cần theo dõi tình hình sức khỏe của bé thường xuyên, đặc biệt là vòng đầu hoặc vòng ngực để đảm bảo không xảy ra bất cứ nguy cơ nào.
Cách phòng tránh bệnh
viêm màng não trẻ em
Tiêm phòng là cách ngăn ngừa hiệu quả cho trường hợp trẻ mắc viêm màng não. Nếu thường tiếp xúc với người bị viêm màng não, bạn hãy cho con uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa lây nhiễm. Phương pháp này còn được gọi là chemoprophylaxis (điều trị dự phòng).
Đây là bệnh rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy, bố mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện khác thường ở bé dù là nhỏ nhất để kịp thời đưa con đi khám bác sĩ trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo Meningitisnow.org
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!