Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi 3 tháng tuổi bị viêm màng não. Nguyên nhân vì gia đình thường xuyên tưa lưỡi bằng thuốc cam.
Viêm màng não nguy kịch vì tưa lưỡi bằng thuốc cam
Chiều 11/8, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận một bệnh nhi 3 tháng tuổi, chuyển từ bệnh viện khác đến với chẩn đoán viêm màng não.
Bé được đưa đến nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo chia sẻ của gia đình, trước đó 2 ngày, bé đi ngoài, nôn, bỏ bú, sau đó co giật. Các bác sĩ đã thăm khám và nhận thấy bệnh nhi hôn mê sâu, da tái nhợt, thiếu máu, tình trạng nguy kịch.
Theo các bác sĩ, bé có thể mắc các bệnh lý thần kinh như viêm não, viêm màng não, xuất huyết não; hoặc bị nhóm bệnh hiếm gặp hơn như ngộ độc, rối loạn chuyển hóa.
Bệnh nhi 3 tháng tuổi bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam tưa lưỡi 1 tuần. Ảnh: Vietnamnet.
Khai thác thông tin từ cha mẹ, BS Lương Văn Chương, Trưởng khoa Cấp cứu, phát hiện bé được gia đình cho dùng thuốc cam để trị tưa lưỡi trong vòng 1 tuần.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành lấy máu của bé gửi Viện hóa học để làm định lượng chì. Mặc dù đã hết giờ làm việc, nhưng trước tình trạng bệnh nhi diễn biến nguy kịch, các kỹ thuật viên ở viện hóa học đã quyết định làm thêm ngoài giờ để có kết quả xét nghiệm sớm, giúp chẩn đoán bệnh kịp thời cho bé.
Kết quả xét nghiệm tại Viện Hóa học cho thấy lượng chì trong máu của bệnh nhi cao gấp nhiều lần ngưỡng cho phép và chính đó là nguyên nhân gây tổn thương não.
Bs Lương Văn Chương khẳng định bé 3 tháng đã bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Nếu bé không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề về sau.
Bệnh nhi đã được truyền dịch và dùng thuốc giải độc đặc hiệu D-penicilamin. Hiện bé khá tỉnh táo, hết co giật, bú được, tiên lượng thời gian điều trị cho bé sẽ còn kéo dài, thậm chí hàng năm.
Ảnh minh họa
BS Chương cho biết mỗi năm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị ngộ độc do sự bất cẩn của người thân trong nhà. Vì vậy, phụ huynh hãy nhớ tuyệt đối không tự ý mua và cho con sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
Những cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh theo y khoa
Tuỳ vào tình trạng bệnh bặng hay nhẹ ở trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên chữa trị thích hợp. Nhưng nhìn chung là sẽ hạn chế dùng thuốc hết mức có thể.
Nếu bác sĩ đánh giá tình trạng của bé nhẹ, thì sẽ hướng dẫn cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà. Ba mẹ nên lắng nghe kỹ càng và thực hiện nghiêm túc, vì đây là kỹ thuật quan trọng giúp con sớm thoát khỏi bệnh nhiễm nấm này.
Nhìn chung, cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh như sau:
- Rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vô trùng;
- Cho trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ nếu như trẻ không hợp tác;
- Sử dụng miếng gạc răng miệng mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng;
- Nhúng ngón tay có gạc vào dung dịch chứa hoạt chất chống nấm, hoặc dung dịch muối NaCl 0,9% (được bác sĩ chỉ định).
- Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để bé mở miệng. Đưa nhẹ ngón tay quấn gạc vào mặt trên của lưỡi, lau từ trong ra ngoài một lượt rồi thay miếng gạc khác. Làm lặp lại lần 2 nếu như trẻ có nhiều mảng tưa lưỡi;
- Thay miếng gạc khác để lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng, vùng nướu với các vị trí khác trong khoang miệng của trẻ.
Lưu ý khi đánh tưa lưỡi cho con
- Không đánh quá mạnh khiến bé chảy máu
- Lưu ý quan sát để tránh các tưa rơi vào miệng trẻ, cũng như không đưa ngón tay vào quá sâu sẽ gây kích thích cổ họng khiến con muốn nôn, thậm chí tổn thương họng;
- Theo quan niệm dân gian có thể sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi, nhưng không nên áp dụng cho trẻ dưới 12 tháng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
Theo baomoi
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!