X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trẻ 2 tuổi bị vàng da - nguyên nhân và cách xử lý

Mất 8 phút để đọc
Trẻ 2 tuổi bị vàng da - nguyên nhân và cách xử lý

Vàng da là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường là vàng da sinh lý. Hiện tượng này sẽ hết dần sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ lớn hơn hoặc thậm chí người lớn bị vàng da do nhiều nguyên nhân. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng trẻ 2 tuổi bị vàng da, nguyên nhân và hướng xử lý.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Dấu hiệu trẻ 2 tuổi bị vàng da

Vàng da xảy ra do sự tích tụ bilirubin trong hồng cầu cao. Bình thường sắc tố này được lọc qua gan nhưng do gan trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chức năng còn chưa hoàn thiện nên mới gây ra hiện tượng này. Khi trẻ trưởng thành hơn, khả năng hoạt động của gan tốt hơn thì tình trạng vàng da cũng giảm.

Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ là vàng da sinh lý, 1 số ít là vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý hầu hết xuất hiện sau 24h từ khi sinh và bình thường sau 1 tuần. Vàng da sinh lý không nguy hiểm khi mức bilirubin đo được không quá 12mg% đối với trẻ sinh đủ tháng và 14mg% đối với trẻ thiếu tháng.

Trẻ bị vàng da sinh lý không nguy hiểm khi chỉ thấy vàng ở những vị trí như vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng trên rốn.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bệnh vàng da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu gặp ở trẻ 2 tuổi thì đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Tùy theo bệnh lí mà trẻ có thể có một số biểu hiện đi kèm như phân bạc màu, nước tiểu vàng sậm, sốt, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, xuất hiện các vết bầm tím,….

Nếu trẻ 2 tuổi bị vàng da đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì khả năng vàng da bệnh lý là rất cao:

  • Vàng da toàn thân
  • Bụng phình to, mắt đục
  • Sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi
  • Xét nghiệm bilirubin trong máu cao hơn bình thường

Khi có các dấu hiệu trên, cha mẹ phải đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và kết luận chính xác.

Đâu là nguyên nhân gây vàng da ở trẻ?

Khi phát hiện bé có các dấu hiệu vàng da, mẹ cần tìm nguyên nhân để điều trị kịp thời và đúng hướng. 1 số nguyên nhân khiến nồng độ bilirubin trong máu trẻ tăng lên dẫn đến vàng da bệnh lý có thể là:

tre-2-tuoi-bi-vang-da

  • Vàng da trước gan: Việc hủy hồng cầu tăng đột biến khiến cho khả năng chuyển hóa của gan không thực hiện kịp, từ đó dẫn đến lượng bilirubin trong máu tăng. Thường nguyên nhân này hay gặp khi trẻ bị ngộ độc thuốc, mắc bệnh sốt rét, bệnh tán huyết, bệnh tự miễn,…
  • Trẻ bị vàng da tại gan. Do sự chuyển hóa và đào thải bilirubin trong gan vượt quá khả năng. Trường hợp này hay gặp khi trẻ có vấn đề về gan như gan yếu, tổn thương, xơ gan, viêm gan hay ngộ độc thuốc, nhiễm trùng gan…
  • Vàng da sau gan: Mật từ gan không tiết theo đường mật vào ruột. Trường hợp này thường gặp khi trẻ bị viêm tắc ống mật, viêm đường mật xơ tiểu học, ung thư tuyến tụy, ung thư ống mật, sỏi mật, ung thư mật, dị dạng mật bẩm sinh, viêm tụy, nhiễm trùng, chít hẹp đường mật…
  • Trẻ mắc hội chứng Gilbert: ngăn chặn việc xử lý của mật đối với cơ thể, ảnh hưởng đến các enzym trong mật
  • Chế độ ăn uống không khoa học và lành mạnh làm cơ thể bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus
  • Theo bác sĩ Nam, viêm gan, nhiễm virus Epstein-Barr (EBV), sỏi mật, ung thư, thiếu máu tán huyết cũng là nguyên nhân gâ ệnh

Xử lý thế nào khi trẻ bị vàng da?

Bác sĩ Nam cho biết, khi thấy trẻ có dấu hiệu vàng da, kết mạc mắt vàng, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của trẻ. Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ, tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà bỏ qua vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Vàng da sinh lý

Theo thời gian, vàng da sinh lý sẽ tự hết, chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt như:

  • Cho trẻ uống nhiều nước giúp gan thải độc và thanh lọc cơ thể
  • Bổ sung thêm thực phẩm như cam, quýt, rau xanh lá, sữa tươi, trứng… vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày
  • Bổ sung vitamin D để cơ thể tổng hợp hồng cầu và đào thải bilirubin khỏi cơ thể

Trẻ 2 tuổi bị vàng da - nguyên nhân và cách xử lý

Điều trị trẻ 2 tuổi bị vàng da bệnh lý

Nếu là vàng da bệnh lý, sau khi xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp:

  • Thực hiện chiếu đèn: sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da để chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc sau đó đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa, đường tiểu
  • Vàng da do thiếu máu: bổ sung sắt và thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hằng ngày. Trong trường hợp vàng da do thiếu máu hồng cầu hình liềm thì có thể chỉ định thay máu, truyền máu
  • Trẻ bị viêm gan: chỉ định thuốc chống virus hoặc steroid. Trẻ bị tổn thương gan thì bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn phù hợp kết hợp lối sống lành mạnh, giúp ngăn chặn suy giảm chức năng gan
  • Phẫu thuật trong trường hợp tắc nghẽn ống mật

tre-2-tuoi-bi-vang-da

Bên cạnh việc điều trị bệnh vàng da ở trẻ 2 tuổi thì cha mẹ cần kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý để trẻ nhanh khỏi, trong đó lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để giúp đào thải biliburin tốt nhất. Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, rau củ để tăng sức đề kháng và thải độc
  • Đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ
  • Hạn chế dung nạp protein, thay vào đó nên tăng cường thực phẩm có ích cho việc điều trị vàng da như cà chua, củ nghệ, nước mía, lúa mạch, hạnh nhân, rau mùi, chanh,…
  • Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa; tránh thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, chất kích thích, đồ uống có ga…

Ngăn ngừa vàng da ở trẻ thế nào?

Để ngăn ngừa vàng da và những nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra với trẻ, tốt nhất là cha mẹ nên:

  • Cho trẻ ăn chín uống sôi, đảm bảo nguồn thực phẩm, dụng cụ chế biến sạch sẽ
  • Đảm bảo nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh thường xuyên
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ
  • Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ và bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai

Trẻ 2 tuổi bị vàng da - nguyên nhân và cách xử lý

Tình trạng trẻ 2 tuổi bị vàng da có thể khiến mẹ lo lắng vì nếu chẳng may rơi vào trường hợp vàng da bệnh lý thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa vàng da là đảm bảo chế độ dinh dưỡng và môi trường sống lành mạnh cho bé. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu vàng da mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

  • Trẻ bị vàng da tắm được lá gì cho nhanh hết vàng?
  • Chiếu đèn trị vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhưng cẩn thận các tác dụng phụ này
  • Áp dụng ngay mẹo chữa vàng da cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

Được chỉnh sửa bởi:

Bác Sĩ Vũ Nhật Nam

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Trẻ 2 tuổi bị vàng da - nguyên nhân và cách xử lý
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it