Hiện tượng vàng da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và nhiều mẹ còn chưa biết trẻ bị vàng da tắm lá gì là tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc các loại lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh dễ kiếm nhưng có hiệu quả cao.
Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Vàng da là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Các tế bào hồng cầu trong máu bé luôn được tạo thêm mới và đồng thời mất đi. Sự mất đi diễn ra nhiều hơn (vỡ hồng cầu) giải phóng ra hemoglobin, chất này được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Sau đó, bilirubin được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Tuy nhiên, do gan của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện chức năng nên việc đào thải bilirubin không hiệu quả, làm tăng bilirubin trong máu dẫn đến hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Thường thì bố mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng vàng da đầu tiên là ở mắt của bé. Nếu tình trạng này tiến triển, còn có thể nhận thấy màu vàng lấn vào trong mắt, ngực, vùng bụng, cánh tay và bàn chân.
Sau khi sinh từ 3–7 ngày, mẹ có thể dùng 1 ngón tay ép nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, rồi di chuyển dần xuống bàn chân, bàn tay bé. Cũng có những trẻ có làn da đỏ thì sẽ khó thấy, nên khi ấn vào da rồi thả tay ra, mẹ sẽ thấy để lại màu vàng của da ở ngay phía dưới chỗ vừa ấn.
Hầu hết các trường hợp vàng da là bình thường (vàng da sinh lý), nhưng 1 số ca có thể do bệnh khác, làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não và gây tổn thương não vĩnh viễn.
Trẻ bị vàng da tắm lá gì?
Tắm bằng lá chè xanh cho bé bị vàng da
Lá chè xanh là nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ, đơn giản, an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao nên được nhiều người dùng để chữa vàng da cho trẻ sơ sinh.
Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có tính hàn, vị chát ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiểu và làm lành vết thương, tái tạo da mới.
Theo khoa học, lá chè xanh ( còn gọi là Camelha sinensis) chứa polyphenol có tác dụng khử các gốc tự do, chống lại quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng chất catechin có khả năng kháng khuẩn và diệt các vi khuẩn gây hại trên da. Các bước tắm bằng lá chè xanh cho trẻ sơ sinh:
- Rửa lá chè với nước muối để làm sạch bụi bẩn, loại bỏ thuốc trừ sâu có trong lá
- Rửa sạch một lần nữa với nước rồi vớt lên để ráo
- Vò nát lá cho vào nồi, đổ nước vào rồi đun sôi
- Sau khi nấu xong nước chè xanh, tắt bếp rồi pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước thích hợp với cơ thể bé. Các mẹ cần chú ý để mức nhiệt độ hợp lý, nếu nước quá nóng trẻ có thể bị bỏng da, ngược lại bé rất dễ bị cảm lạnh nếu nước quá lạnh
- Tắm nhẹ nhàng, kết hợp massage cơ thể bé
- Tắm lại cho trẻ bằng nước sạch, dùng khăn mềm lau khô và mặc lại quần áo
Các mẹ nên lựa chọn lá chè xanh tươi, không bị sâu, lá khô thì hiệu quả sẽ giảm đi. Lá chè xanh có thể dùng tắm hàng ngày cho trẻ.
Lá cỏ mần trầu
Mần trầu là cỏ nhiệt đới, gặp nhiều ở bờ ruộng, ven đường hoặc bãi đất hoang. Cỏ có tính bình, vị ngọt hơi đắng, làm mát gan, hạ nhiệt, tiêu viêm, ra mồ hôi…
Không những vậy, cỏ Mần Trầu còn chứa nhiều hoạt chất có công dụng chữa bệnh về da và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh.
Dùng lá cỏ mần trầu khô
- Dùng 20g lá mần trầu đã phơi khô, không bị nấm mốc đem rửa sạch bằng nước muối loãng để loại hết bụi bẩn, sau đó rửa lại bằng nước sạch lần nữa
- Cho lá vào nồi cùng 2l nước rồi đun sôi
- Lọc lấy nước và bỏ bã. Có thể pha thêm nước hoặc để đến khi nước nguội bớt rồi tắm cho bé
- Tắm lại lần nữa bằng nước sạch
Các bước tắm bằng lá cỏ Mần Trầu tươi
- Mẹ nhặt 100g lá mần trầu tươi, bỏ lá sâu, thối rữa
- Ngâm lá với nước muối loãng trong 10 phút để làm sạch
- Rửa sạch lá bằng nước rồi bỏ vào nồi chứa 2l nước, bắt đầu đun
- Khi nước sôi, hạ lửa rồi đun tiếp trong 7 phút
- Lọc lấy nước và tắm cho trẻ
Lá mần trầu không nên được dùng để tắm hàng ngày mà chỉ nên tắm 2-3 lần/tuần thôi các mẹ nhé.
Những lưu ý khi dùng lá tắm cho bé
- Chỉ nên tắm cho bé thời gian ngắn (khoảng 5 phút), tránh tắm quá lâu có thể gây cảm lạnh cho bé
- Trước khi tắm mẹ nên thử tắm trước ở một vùng da nhỏ xem bé có bị kích ứng trước không. Nếu ổn các mẹ có thể bắt đầu tắm cho trẻ
- Khi tắm nên thao tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương đến làn da nhạy cảm của bé
- Phải lau khô người bé bằng khăn mềm và ủ ấm ngay sau khi tắm
- Nếu sau 1 vài ngày tắm bằng lá cho bé bị vàng da mà không thấy có hiệu quả thì chị em nên đưa con đến khám bác sĩ
- Nên để ý môi trường sống, chế độ dinh dưỡng của bé kết hợp với tắm lá để việc chữa vàng da đạt hiệu quả như mong muốn
Như vậy là mẹ đã biết lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh thì loại nào sẽ thích hợp và nhanh hết vàng cho bé. Mẹ lưu ý là lá tắm chỉ áp dụng trong trường hợp bé bị vàng da sinh lý sau sinh. Đối với các trường hợp vàng da bệnh lý gia đình cần mang con đến cơ sở y tế để chuyên gia can thiệp loại bỏ vàng da cho bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!