Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh là bí quyết giúp mẹ có thể giải quyết nỗi lo âu kéo dài. Vàng da là tình trạng xảy ra phổ biến ở những trẻ sinh thiếu tháng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà mẹ có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Dưới là những mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.
Chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là triệu chứng thường gặp ở những trẻ sinh non. Việc sinh thiếu tháng làm cho quá trình chuyển hóa Bilirunbin dư thừa không thể xảy ra. Lượng Bilirubin càng nhiều sẽ làm cho tình trạng vàng da càng dài.
Khi bị vàng da, vùng da hoặc mắt ở trẻ sơ sinh sẽ chuyển thành màu vàng. Nhiều trường hợp, hiện tượng này sẽ tự hết dần. Tuy nhiên đôi lúc, nó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, trẻ sơ sinh cần được kiểm tra dấu hiệu vàng da trước khi xuất viện và vài ngày sau khi ra viện.
Hai loại vàng da xuất hiện ở trẻ sơ sinh
Có hai loại vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý có khả năng tự hết sau khoảng thời gian ngắn. Ngược lại, vàng da bệnh lý lại rất nguy hiểm. Một trong những biến chứng là khiến trẻ hôn mê và co giật.
Vàng da sinh lý
Tình trạng vàng da xuất hiện ở trẻ sơ sinh dù được sinh đủ tháng. Dấu hiện vàng da xuất hiện sau sinh 24 giờ và biến mất trong khoảng 1 tuần. Các biểu hiện cụ thể là:
- Chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn
- Không đi kèm các triệu chứng như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú
- Nồng độ Bilirubin trong máu không vượt quá 12 mg% (đối với trẻ đủ tháng) và không vượt quá 5mg% (đối với trẻ thiếu tháng)
- Trong vòng 24 giờ, tốc độ tăng Bilirubin không quá 5 mg%
- Phân của trẻ nhạt màu, nước tiểu có màu tối hoặc vàng
Có 2 loại vàng da là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý
Tương tự vàng sinh lý, vàng da bệnh lý cũng xuất hiện trong khoảng 24 giờ sau sinh. Tuy nhiên, chứng vàng da bệnh lý sẽ có những biểu hiện khác:
- Vàng da kéo dài hơn 1 tuần (đối với trẻ đủ tháng) và 2 tuần (đối với trẻ thiếu tháng)
- Tình trạng vàng da xuất hiện toàn thân, kể cả lòng bàn tay, bàn chân và kết mạc mắt
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường như bỏ bú, co giật, biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi
- Nồng độ Bilirubin trong máu cao hơn bình thường
Vàng da bệnh lý là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Thế nên, các mẹ cần lưu ý đưa bé đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng vàng da ở trẻ là loại bỏ Bilirubin trong máu. Đây là một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy.
Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
Khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này. Tuy nhiên sau khi sinh, cơ thể trẻ phải tự gánh vác điều đó. Thế nhưng trong khi đó, cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Đây là lý do dẫn đến hiện tượng vàng da sinh lý.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh còn có nguy cơ bị vàng da bệnh lý do các nguyên nhân như:
- Sự bất đồng trong nhóm máu giữa mẹ và con
- Bệnh lý tan máu
- Tình trạng xuất huyết dưới da
- Bệnh lý gan mật bẩm sinh
- Bào thai nhiễm virus
Mẹo dân gian chữa chứng vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Để chữa chứng vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian sau đây:
Tắm nắng
Cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là một phương pháp hữu hiệu để chữa vàng da. Tuy nhiên khi cho bé tắm nắng, mẹ cần lưu ý đừng để em bé được chiếu sáng trực tiếp với ánh mặt trời bởi điều đó có thể khiến bé bị cháy nắng.
Cho trẻ uống đủ nước
Cung cấp đủ nước cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết. Bệnh vàng da thường sẽ làm cho cơ thể bị mất nước. Đối với trường hợp bị vàng da nhẹ thì mẹ hãy cho con uống nhiều nước hơn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Thêm nước ép lúa mì vào thức ăn của trẻ
Cỏ lúa mì có công dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể em bé. Do đó, mẹ có thể thêm một vài giọt nước ép lúa mì vào thức ăn của con. Nếu cho bé bú, người mẹ có thể uống nước ép lúa mì để giúp bé nhận từ sữa mẹ.
Sữa mẹ chữa vàng da
Một trong những phương pháp chữa vàng da hiệu quả là cho bé bú sữa mẹ. Thành phần của sữa mẹ chứa các chất giúp cơ thể trẻ hoạt động và phát triển tốt. Việc cho bú đều đặn giúp con thải lượng Bilirubin dư thừa hiệu quả.
Sữa mẹ là phương pháp chữa vàng da hiệu quả
Trong trường hợp mẹ không đủ sữa hay mất sữa, bạn có thể thay bằng loại sữa đặc biệt. Tùy vào lượng Bilirubin trong cơ thể mà mẹ sẽ được chỉ định cho trẻ uống sữa bột có thành phần tương tự sữa mẹ trong khoảng thời gian nhất định
Sử dụng táo tàu
Chiết xuất từ táo tàu có công dụng chữa bệnh vàng da của trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung vài giọt táo tàu vào thức ăn của trẻ sơ sinh.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh kể trên.
Tình trạng vàng da có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng đừng nên quên quá lo lắng. Bạn có thể đưa bé đến bác sĩ thăm khám, đồng thời áp dụng những mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!