Vàng da ở trẻ sơ sinh là vấn đề mà nhiều ba mẹ lo lắng. Phần lớn nó là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh sau khoảng 1 tuần vẫn vàng da thì nên gặp bác sĩ ngay. Bởi vì đó có thể là biểu hiện bệnh lý vàng da. Ba mẹ cần chú ý phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Vàng da là hiện tượng tăng lượng bilirubin trong máu của trẻ tăng. Khi mà chức năng chuyển hóa bilirubin của gan trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Nó thấm vào da và các tổ chức liên kết gây vàng da. Đồng thời, các hồng cầu sơ sinh bị phá hủy thay bằng các hồng cầu trưởng thành. Đặc biệt những trường hợp vàng da chiếm đến hơn 80% ở các bé sinh non.
Phần lớn vàng da là một hiện tượng sinh lý bình thường
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Nó có thể do:
- Hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao;
- Không được bú sữa mẹ hay sữa công thức;
- Sinh non (sinh trước 36 tuần tuổi hoặc cân nặng <2500g);
- Không tương thích với nhóm máu của mẹ;
- Nhiễm trùng;
- Thiếu enzym G6PD;
- Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ;
- Anh, chị, đã bị vàng da trước đó…
Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý như thế nào?
Cùng là bệnh vàng da. Nhưng vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý có những khác biệt rất lớn.
Vàng da bệnh lý là tiềm tàng của một căn bệnh nguy hiểm nào đó
Vàng da sinh lý
Trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trong đó vàng da sinh lý thường sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Vàng da sinh lý là hiện tượng vàng da ở mức độ nhẹ. Loại vàng da này chỉ xuất hiện khi bé sinh từ ngày thứ 3 đến thứ 5. Thường biến mất ở trẻ đủ tháng sau một tuần. Còn với những trẻ sinh non thì khoảng 2 tuần.
Độ vàng da của vàng da sinh lý chỉ ở mức đơn thuần. Nghĩa là chỉ vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực và phần bụng phía trên rốn. Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng. Và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng. Đặc biệt, ba mẹ nên chú ý màu phân và nước tiểu của trẻ. Nước tiểu của trẻ bình thường không màu. Riêng với các bé bị vàng da sinh lý thì nước tiểu màu vàng, phân nhạt màu.
Nguyên nhân:
- Sự tích tụ của bilirubin trong máu cao;
- Gan trẻ chưa phát triển hoàn thiện để lọc bilirubin.
Vàng da bệnh lý
Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý cái nào nguy hiểm hơn? Đương nhiên là vàng da bệnh lý. Biểu hiện vàng da cho thấy một căn bệnh tiềm tàng nào đó. Biểu hiện đầu tiên là da vàng 1-2 tuần mà vẫn không hết. Màu da sậm xuất hiện sớm. Mức độ nghiêm trọng khi bé vàng da toàn thân. Bao gồm cả lòng bàn tay, lòng bàn chân và kết mạc mắt. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh sẽ có các triệu chứng như: bỏ bú, lừ đừ, co giật… Lúc này ba mẹ cần đưa bé đi kiểm tra bởi hàm lượng bilirubin trong máu đã tăng cao.
Nếu không kịp thời chữa trị, bé có khả năng xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh. Vì bilirubin gián tiếp đưa vào não khiến trẻ tử vong hoặc bạo não suốt đời.
Nguyên nhân:
- Bệnh lý gan mật bẩm sinh;
- Bất đồng nhóm máu mẹ con;
- Nhiễm virus bào thai;
- Xuất huyết dưới da…
Đây là một bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy đòi hỏi phụ huynh cần hết sức lưu ý đến tình hình sức khỏe của trẻ.
Nên cho bú sữa mẹ ngay sau khi sinh để cung cấp năng lượng cho cơ thể của bé
Phương pháp phòng và chữa hiệu quả
- Thai nhi phải được chăm sóc tốt;
- Mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của con;
- Cho bé bú sữa non ngay sau khi sinh. Điều này nhằm cung cấp đầy đủ nước và năng lượng, giúp trẻ nhanh đi phân su;
- Phòng của trẻ phải có ánh sáng phù hợp để dễ theo dõi màu da.
Trên đây là một số thông tin về vàng da ở trẻ sơ sinh. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho việc chăm sóc con yêu của ba mẹ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!