Trong những năm đầu đời, các bệnh ngoài da ở trẻ em thường là nỗi lo lắng thường trực của các bố mẹ bởi sức đề kháng của cơ thể trẻ còn chưa hoàn thiện.
Trong những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của trẻ rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố ngoài môi trường sống như khí hậu, cách chăm sóc, …
Một số căn bệnh ngoài da phổ biến mà rất nhiều trẻ thường gặp phải có thể kể đến như rôm sảy, ghẻ ngứa, viêm da, …
Nắm vững về các triệu chứng và biện pháp xử lý đối với từng căn bệnh sẽ giúp bố mẹ không còn lo lắng quá mức khi bé có biểu hiện bệnh.
1. Rôm sảy
Rôm sảy là căn ngoài da thông thường có thể xuất hiện ở trẻ trong 5 năm đầu đời. Trẻ em hay bị rôm sảy thường do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng.
Triệu chứng rôm sảy thường thấy ở trẻ gồm:
- Bệnh biểu hiện với nhiều sẩn nhỏ màu hồng, mụn nước nhỏ như đầu đinh ghim. Đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn, mọc lấm tấm, hoặc mọc thành từng đám, có khi dày đặc.
- Xuất hiện ở vùng đầu, cổ và vai, lưng và các nếp gấp của cơ thể.
- Trẻ có thể bị ngứa ngáy biểu hiện khó chịu, quấy khóc.
- Các vùng bị rôm sảy có thể bị kích thích bởi quần áo hoặc trầy xước, và có thể gây nhiễm trùng da thứ phát.
Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở các dạng nặng hơn đôi khi cần phải được điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng.
Ngoài ra, giữ cho làn da trẻ thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo sẽ giúp hạn chế được tình trạng rôm sảy.
2. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa – bệnh ngoài da ở trẻ em
Bệnh viêm da cơ địa trẻ em chủ yếu liên quan đến yếu tố gia đình (nghĩa là có yếu tố di truyền) và yếu tố dị ứng. Trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn khi trong gia đình hoặc bản thân trẻ mắc các bệnh dị ứng khác (như hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng).
Triệu chứng của bệnh viêm da ở trẻ em thường gồm:
- Da khô
- Phát ban đỏ khu vực da trên mặt, trên da đầu, cánh tay, chân hoặc vùng sau tai.
- Ban thường rất ngứa, thậm chí khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm.
Viêm da cơ địa rất khó có thể chữa khỏi dứt điểm và có thể kéo dài nhiều năm. Đa số bệnh sẽ bớt khi qua tuổi dậy thì, nhưng cũng có trẻ bị viêm da cơ địa kéo dài suốt đời.
Một vài cách mẹ có thể áp dụng để cải thiện bệnh cho bé như:
- Luôn giữ ẩm vùng da của bé.
- Sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho trẻ có làn da nhạy cảm.
- Luôn giữ cho cơ thể trẻ khô ráo.
- Không tắm bằng nước quá nóng cho bé.
- Sử dụng quần áo có chất vải mềm mại, thấm hút tốt để làn da trẻ không bị kích ứng.
3. Ghẻ ngứa
Ghẻ ngứa – một trong các căn bệnh ngoài da ở trẻ em
Bệnh được gây ra bởi một loại côn trùng ký sinh nhỏ xíu có chiều dài chỉ nửa milimét được gọi là Sarcoptes scabiei và những con bọ này làm tổ và đẻ trứng bên trong da.
Biểu hiện của bệnh
- Con thường bị ngứa dữ dội (đặc biệt là về đêm)
- Vết ngứa trông giống như các nốt mụn
- Có các vết đóng vảy và lở loét (do gãi).
Bệnh ghẻ sẽ không tự khỏi mà cần phải được điều trị theo đơn thuốc để diệt bọ ve.
Hai đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau một tuần là cách tốt nhất để tiêu diệt bọ ve. Nếu bạn lăn tăn khi em bé được bôi permethrin tại chỗ (kem 5%), thì đừng nên lo lắng vì thuốc này được sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh từ hai tháng tuổi.
Những cơn ngứa dữ dội có thể làm cho em bé của bạn rất khó chịu và cáu kỉnh. Lúc này bạn có thể dùng thuốc kháng histamin đường uống hoặc kem steroid để hỗ trợ. Tuy nhiên, để tránh bị lở loét, rách da và nhiễm trùng, bạn cần đeo găng tay và cắt ngắn móng tay cho bé nhé.
4. Hăm da
Hăm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em từ sơ sinh cho đến người lớn. Ở trẻ em, hăm hay gặp từ 9 đến 12 tháng tuổi, nhất là trẻ em mập mạp, hoặc ra mồ hôi nhiều, những bé khi dùng tã đi kèm ứ đọng nước tiểu, ứ đọng phân do tiêu chảy, thường xảy ra thời điểm bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc bé dùng kháng sinh kéo dài, hoặc nếu mẹ dùng kháng sinh và đang cho con bú.
Biểu hiện của hăm da ở trẻ thường là:
- Các nếp kẽ trên chuyển thành đám đỏ, trợt, rỉ dịch, do cọ sát, đám trợt loét rỉ dịch và gây đau.
- Nếu bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.
- Các vết hăm xuất hiện ở nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn, các ngấn da và vùng xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy).
Điều trị hăm ở trẻ cần được thực hiện kiên trì và cẩn thận. Mẹ nên lưu ý rằng:
– Có thể sử dụng kem trị hăm dành cho trẻ.
– Luôn đảm bảo vùng bị hăm được khô thoáng, không bị bưng bít. Với bé bị hăm tã thì mẹ nên chuyển sang dùng tã vải hoặc ngừng sử dụng tã giấy trong một thời gian.
– Với các bé lớn dù không dùng tã nhưng vẫn có hiện tượng hăm đỏ thì mẹ cần rửa sạch sẽ cho bé sau mỗi lần đi vệ sinh, lau khô và tuyệt đối không để nước tiểu đọng lại trên người bé.
Xem thêm bài liên quan
Cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả ngày hè thật đơn giản
Chăm sóc da trẻ sơ sinh như thế nào để tránh 16 căn bệnh da liễu phổ biến nhất trong năm đầu đời này
Kinh nghiệm trị hăm tã ở trẻ sơ sinh: Mẹ nên chọn kem chống hăm nào?
Cứt trâu bé sơ sinh – Nguyên nhân và mẹo xử lý tình trạng khó chịu này!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!