Ở những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ. Bên cạnh đó, các bé sẽ có thời gian ngủ tương tự nhau. Tuy nhiên, một số trẻ do nhiều yếu tố tác động nên sẽ có sự khác biệt trong thời gian ngủ. Do đó để xác định được bé của bạn đang ngủ ít hay không sẽ dựa vào tổng thời gian ngủ một ngày của bé để kết luận.
Theo các nghiên cứu, trung bình thời gian ngủ của trẻ chiếm khoảng 16 giờ mỗi ngày. Trong đó mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài từ 2 – 3 tiếng và trẻ sẽ bú tiếp để ngủ. Như vậy nếu thời gian ngủ của trẻ ít hơn 10 tiếng/ngày thì bé đang gặp tình trạng ít ngủ.
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ cả ngày và chỉ thức dậy xen kẽ giữa các lần bú. Vì thế, số giờ ngủ của bé tốt nhất là xấp xỉ nhau 8-9 tiếng ban ngày và 8 tiếng vào ban đêm. Nhưng nếu bé nhà bạn ngủ ít hơn thời gian này sẽ tác động xấu đến sự phát triển của bé.
Bởi giấc ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ sơ sinh. Trong lúc ngủ, các tế bào trong cơ thể bé sẽ hoạt động và kích thích sự phát triển thể chất và nhận thức. Do đó nếu bé ngủ ngon và sâu giấc sẽ phát triển chiều cao và sức khoẻ tốt hơn. Ngược lại, nếu trẻ gắt ngủ và thường xuyên quấy khóc sẽ chậm phát triển hơn bình thường.
Nếu trẻ ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và hệ thần kinh của trẻ
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh ít ngủ?
Như đã chia sẻ ở trên, giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng. Nếu nhận thấy bé ít ngủ hơn so với bình thường mẹ cần áp dụng một số phương pháp để giúp trẻ ngủ ngon và ít giật mình hơn:
1. Giúp trẻ phân biệt ngày và đêm
Do trẻ mới chào đời chưa thể phân biệt ngày và đêm nên dễ lẫn lộn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày. Mẹ có thể giúp bé phân biệt ban ngày bằng cách để ánh sáng rọi vào phòng. Điều này không chỉ giúp không gian thông thoáng mà còn giúp trẻ cân bằng giấc ngủ. Bên cạnh đó, mẹ hãy dành thời gian chơi đùa, trò chuyện với trẻ vào ban ngày để em quen với mọi thứ. Ngược lại, giữ không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát vào ban đêm để trẻ dễ ngủ hơn.
Khám phá thêm:
2. Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ
Đói là một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, giật mình khi ngủ. Do đó mẹ cần quan sát và canh chừng thời gian cho bú để bé không bị đói. Ngoài ra không nên để trẻ vừa ti vừa ngủ, hãy để trẻ ợ hơi bằng cách xoa bụng để giúp trẻ có giấc ngủ dài và sâu hơn.
3. Tạo không gian ngủ thuận lợi cho bé
Không gian ngủ quá bí bách hoặc quá lạnh hay nóng sẽ khiến trẻ khó ngủ. Vì thế ba mẹ nên tạo không gian ngủ thoáng mát và yên tĩnh nhất cho trẻ. Điều này sẽ giúp bé thoải mái và ngủ dễ dàng, ngon giấc hơn.
4. Thay tã cho trẻ thường xuyên
Trẻ rất khó chịu nếu mang tã cả ngày, nhất là khi tã ướt không được thay. Vì vậy mẹ cần chú ý khi tã bị ướt hoặc bẩn hãy thay tã sạch cho bé. Điều này sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái, khô thoáng cần thiết cho trẻ. Kiểm soát được điều này cũng chính là tạo ra môi trường dễ chịu cho trẻ ngủ sâu hơn. Tình trạng như trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít sẽ có thể được cải thiện.
5. Sử dụng âm nhạc hoặc tiếng ồn trắng
Sử dụng tiếng ồn trắng là phương pháp giúp bé ngủ ngon khá phổ biến hiện nay. Những âm thanh tự nhiên được lập đi lập lại sẽ giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ. Cách làm này không chỉ giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn mà còn kích thích tư duy cho trẻ. Tuy nhiên bạn cần mở nhạc với âm lượng vừa phải cho bé.
6. Tắm nắng và bổ sung chế độ dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi hoặc vitamin D rất dễ quấy khóc và khó ngủ vào ban đêm. Do đó mẹ cần bổ sung sữa cũng như tắm nắng cho trẻ đều đặn để tăng cường canxi cho trẻ. Đây là cách làm đơn giản và hiệu quả cho trẻ mà mẹ có thể áp dụng ngay.
Tắm nắng cho bé vào lúc nào là tốt nhất?
Sau khi sinh khoảng 7-10 ngày, bé đã có thể được tắm nắng để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Thời gian trong ngày mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Thời gian thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể là khoảng thời gian từ 6-9 giờ, đây là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu.
Ngược lại, khoảng sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển hệ xương.
Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý tránh khoảng thời gian từ 10-16 giờ, là khoảng thời gian tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé, mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé tiếp xúc với ánh nắng.
Kết luận
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Việc trẻ ngủ ít không chỉ ảnh hướng đến sức khoẻ mà còn gây áp lực đối với phụ huynh. Do đó nếu thấy trẻ có dấu hiệu mất ngủ, ba mẹ nên theo dõi và tìm cách khắc phụ sớm. Để giúp trẻ ăn ngủ ngon hơn và bảo đảm sự phát triển toàn diện ở trẻ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!