Dấu hiệu trẻ thiếu canxi sẽ có nhiều biểu hiện rất rõ trên cơ thể mà bạn có thể nhận ra ngay. Vì canxi là một chất rất quan trọng trong quá trình phát triển, nếu thiếu canxi có thể dẫn đến bé chậm phát triển và mắc một số bệnh khác. Hãy cùng tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết bé bị thiếu canxi và lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia về vấn đề này nhé!
Vai trò của canxi đối với sự phát triển của trẻ
Đa phần canxi là thành phần cấu tạo chính trong răng và xương, một ít thì tồn tại trong máu. Ngoài ra canxi khi kết hợp với phốt pho trong cơ thể sẽ tạo nên thành phần chính giúp cấu tạo nên độ chắc khoẻ cho xương và răng. Theo các chuyên gia, canxi chiếm từ 1,5 – 2% khối lượng và tồn tại dưới 2 dạng chính trong cơ thể:
- Canxi ngoài xương: Canxi rất cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu. Bên cạnh đó lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10g.
- Canxi trong xương: Cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 50% là canxi và chất khoáng, còn lại 25% là nước, 20% là protein, 5% là lipit và một lượng nhỏ glycosaminoglycan.
Thiếu canxi gây ra tình trạng thấp còi, chậm phát triển ở trẻ
Dấu hiệu trẻ thiếu canxi ở từng mốc tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thiếu hụt canxi như: ngạt oxy khi sinh hoặc chế độ ăn thiếu canxi. Nhưng đa phần các trường hợp trẻ thiếu canxi là do mẹ ít tắm nắng cho bé khi còn nhỏ. Bởi vì khi tắm nắng, ánh nắng mặt trời là nhân tố xúc tác cho quá trình hấp thu vitamin D (đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi).
Trẻ sơ sinh từ 0 cho đến 12 tháng tuổi
- Trẻ thường xuyên bị ọc sữa và nấc cụt: Thiếu hụt canxi có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé và gây co thắt thanh quản bất thường. Chính những điều là nguyên nhân gây ra hiện tượng ọc sữa và nấc cụt ở trẻ.
- Ra mồ hôi nhiều: Canxi ở trẻ nhỏ sẽ biểu hiện khá rõ rệt qua tình trạng bé bị ra mồ hôi nhiều. Đặc biệt là các vùng như trán, cổ, lưng, gáy. Hiện tượng này còn được gọi là đổ mồ hôi trộm ban đêm làm cho trẻ dể bị mất nước, cảm lạnh do mồ hôi ra nhiều và thấm vào quần áo
- Tóc rụng vành khăn: Đây là một trong những biểu hiện cơ bản của việc thiếu canxi ở trẻ. Tuy nhiên rất khó phân biệt, do trẻ sơ sinh nằm cả ngày nên dẫn đến tình trạng trên. Vì vậy để được phát hiện bệnh chính xác, ba mẹ có thể đưa bé đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể hơn.
Tóc rụng vành khăn là dấu hiệu trẻ thiếu canxi dễ nhất biết
Trẻ nhỏ từ 1 đến 6 tuổi
- Răng mọc chậm và sâu răng: Thông thường ở giai đoạn này răng của bé trong quá trình phát triển nhanh. Vì vậy nếu bé mọc răng chậm hoặc xảy ra tình trạng sâu răng mặc dù ba mẹ có chế độ ăn uống nghiêm ngặt và chăm sóc kỹ răng miệng cho bé, thì rất có thể bé đang bị thiếu canxi. Do canxi là thành phần chính cấu tạo nên răng, nên việc thiếu canxi sẽ có thể dẫn đến các biểu hiện trên.
Răng mọc chậm và sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bé
- Nhận thức chậm: Canxi là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên hệ thần kinh của bé. Do đó việc thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến tình trạng bé chậm nhận thức, phản xạ kém, hoạt động không linh hoạt bằng các bé cùng lứa.
- Xương biến dạng, thóp lâu liền: Khi trẻ đạt từ 12 đến 18 tháng tuổi phần mềm giữa các xương sọ ở phần trán của trẻ sẽ liền lại. Nếu thiếu canxi, có thể dẫn đến tình trạng lâu liên thóp và đầu trẻ phát triển to bất thường. Ngoài ra một số đốt xương có thể phát triển không hoàn thiện dẫn đến khung xương trẻ yếu đi do thiếu canxi.
- Hay bị đau chân tay, chậm biết đi: Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện đau chân, tay và bị chuột rút thường xuyên. Đặc biệt là tình trạng này xảy ra nhưng không bị tác động bởi bất kỳ ngoại lực hay nguyên nhân khác bên ngoài tác động vào. Điều này có thể bé đang thiếu canxi dẫn đến khung xương yếu không đủ khả năng nâng đỡ cơ thể bé.
Một số cách bổ sung canxi kịp thời cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh nguồn dinh dưỡng cung cấp canxi dồi dào nhất chính là sữa mẹ. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ khi đang cho con bú hết sức quan trọng. Để cung cấp đủ canxi cho sữa, mẹ có thể bổ sung một số loại thực phẩm vào bữa ăn mỗi ngày như sau:
- Hải sản: Ghẹ, tôm, cua, nghêu, sò, ốc,…
- Các loại rau lá xanh đậm: Cải bó xôi, cải thìa, cải xoăn,…
- Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa.
- Các loại ngũ cốc và hạt.
- Bổ sung vitamin D thông qua việc tắm nắng cho cả mẹ và bé
Một số thực phẩm giàu canxi mẹ nên bổ sung cho bé
Đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển về thể chất. Ba mẹ có thể bổ sung thêm canxi cho bé thông qua thực phẩm hằng ngày hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa canxi và vitamin D để tăng cường bổ sung thêm dưỡng chất này. Ngoài ra có thể để bé vận động nhiều giúp tăng độ dẻo dai của khung xương.
Kết luận
Thông qua bài viết này, nếu ba mẹ nhận thấy dấu hiệu trẻ thiếu canxi hãy lưu ý bổ sung canxi sớm ngay cho trẻ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, bạn nên nhờ các bác sĩ chuyên môn tư vấn cụ thể về vấn đề này. Ba mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc canxi cho trẻ để tránh dẫn đến các hệ luỵ nghiêm trọng.
Ngoài ra việc bổ sung canxi cho cả mẹ (trong thai kỳ) và bé thông qua thức ăn cũng rất quan trọng. Nếu trong thai kỳ, mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì khi ra đời bé sẽ hạn chế được tình trạng thiếu canxi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!