Bổ sung canxi cho mẹ bầu đúng liều lượng, đúng cách cũng như phù hợp với mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ giúp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Tầm quan trọng của việc bổ sung canxi cho mẹ bầu
Trong các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi, canxi được xem là một trong những chất quan trọng hàng đầu. Bổ sung canxi cho mẹ bầu đúng cách sẽ giúp mẹ và bé trong bụng:
- Hình thành xương và răng chắc khỏe
- Hệ cơ và thần kinh của thai nhi phát triển hoàn thiện
- Kiểm soát quá trình hoạt động của tim
- Đảm bảo cơ thể mẹ mạnh khỏe và không bị loãng xương trong quá trình mang thai
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Canxi là một loại khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, góp phần quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Nếu không được đáp ứng đầy đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi có nguy cơ gặp các bất thường sự phát triển sau này như hiện tượng chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè, dị dạng xương,… Mẹ bầu không bổ sung đủ canxi thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ, khi cho con bú sẽ gặp tình trạng cơ thể suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp.
Chính vì vậy, từ khi bắt đầu mang bầu, mẹ cần chú ý về phương pháp bổ sung canxi sao cho hợp lý để đảm bảo mẹ và thai nhi được khỏe mạnh cũng như an toàn. Trong bài viết này, The Asianparent Việt Nam sẽ giải đáp 10 thắc mắc phổ biến nhất về việc bổ sung canxi cho mẹ bầu trong 9 tháng mang thai.
Thắc mắc số 1: Mẹ bầu cần bổ sung bao bao nhiêu canxi cho một ngày?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, nhu cầu canxi khi mang thai tăng lên rõ rệt theo tuổi thai. Trong 3 tháng đầu, mỗi ngày mẹ bầu cần 800mg canxi, 3 tháng giữa là 1000mg và 3 tháng cuối là 1500mg.
Thắc mắc số 2: Bổ sung canxi cho mẹ bầu theo những cách nào?
Ngay sau khi biết mình có bầu, trong lần khám thai đầu tiên, mẹ sẽ được bác sĩ kê đơn để bổ sung canxi thông qua dạng uống loại viên nén hoặc viên sủi. Liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định nên mẹ cần uống theo đúng như đơn kê. Không tự tiện mua uống thêm hay uống quá liều mà gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Ngoài thuốc uống, một điều cần thiết nữa là mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày của mình như sữa, các loại rau xanh, v.v.
Theo bác sĩ Nam, cách bổ sung canxi cho mẹ bầu hiệu quả nhất là thông qua các loại thực phẩm tự nhiên đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi như hải sản (tôm, cua, sò, cá), các loại rau (rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây),… Thông thường, cơ thể chỉ hấp thu khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ được bài tiết ra ngoài. Vì vậy, mẹ bầu không những phải ăn nhiều thực phẩm chứa canxi mà cần phải bổ sung canxi bằng thuốc nhưng cần được sử dụng theo toa của bác sĩ, không được bổ sung tùy tiện vì nếu cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ lượng canxi được nạp vào, một phần sẽ đào thải ra ngoài, có thể tăng áp lực cho dạ dày và hệ tiết niệu.
Thắc mắc số 3: Mẹ bầu nên uống canxi vào thời điểm nào trong ngày?
Cơ thể sẽ hấp thụ canxi tốt nhất là vào buổi sáng. Vì thế, mẹ nên uống canxi ngay sau khi ăn sáng tầm 20-30 phút hoặc cùng lắm là uống vào bữa trưa. Cần tránh uống canxi vào thời gian chiều và tối vì nó có thể khiến mẹ bị đầy bụng và khó ngủ.
Thắc mắc số 4: Mình có nên uống canxi chung với sắt không?
Câu trả lời là không. Theo các chuyên gia, khi uống chung canxi với sắt có thể gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ của sắt. Do đó, tốt nhất là mẹ bầu nên tách 2 loại này ra uống riêng. Canxi uống sau bữa sáng, còn sắt – mẹ nên uống trước bữa ăn sáng hoặc trưa khoảng 30 phút vì cơ thể sẽ hấp thụ sắt tốt khi đang trong trạng thái bụng rỗng.
Thắc mắc số 5: Những thực phẩm giàu canxi phổ biến nhất mà mẹ bầu có thể bổ sung dễ dàng vào bữa ăn hàng ngày của mình là gì?
Trong các loại thực phẩm thì sữa, các chế phẩm từ sữa, cá loại nhỏ, tôm tép nhỏ, các loại đỗ, đậu hũ và rau có màu xanh đậm là chứa nhiều hàm lượng canxi hơn cả. Mẹ bầu có thể tham khảo lượng canxi trong các thực phẩm dưới đây để làm phong phú thêm cho thực đơn bầu của mình.
|
Thực phẩm |
Lượng thức ăn |
Lượng canxi chứa trong thức ăn |
Sữa tươi không đường |
200ml |
226mg |
Sữa tươi ít béo |
200ml |
246mg |
Sữa chua |
150g |
160mg |
Sữa chua uống |
180ml |
106mg |
Phô mai Cheddar |
25g |
204mg |
Cá loại bé |
2 thìa canh (1 thìa canh =15g) |
226mg |
Tôm nhỏ |
1 thìa canh |
134mg |
Tôm khô |
1 thìa canh |
138mg |
Đậu phụ |
4 thìa canh |
130mg |
Đậu hũ non |
5 thìa canh |
150mg |
Rau cải xanh |
4 thìa canh |
71mg |
Rau cải thảo |
4 thìa canh |
60mg |
Bánh mì |
1 lát |
332mg |
Chuối |
1 quả |
10mg |
Quýt |
1 quả (100g) |
30mg |
Táo tây |
1 quả |
10mg |
Đậu đỏ |
1 thìa canh |
96mg |
Vừng đen |
1 thìa canh |
73mg |
Thắc mắc số 6: Mẹ bầu nào không thể uống sữa khi mang thai thì kiểu gì con cũng bị thiếu canxi?
Nhiều mẹ lo lắng khi thấy mình ốm nghén và không thể ngửi nổi mùi của bất kì loại sữa nào. Hoặc với những mẹ bị dị ứng sữa bò thì việc uống sữa lại càng trở nên nguy hiểm. Vậy nếu không uống sữa, thai nhi sẽ bị thiếu canxi trầm trọng?
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sữa giàu hàm lượng canxi nhưng mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm khác. Chỉ cần uống bổ sung canxi và tăng cường các loại thức ăn như cá mòi, tôm khô, tôm tép, v.v. đã đảm bảo cho thai nhi được hoàn toàn khỏe mạnh.
bổ sung canxi cho mẹ bầu
Thắc mắc số 7: Thiếu canxi khi bầu bí có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không?
Trong khi mang thai, nếu cơ thể mẹ không được bổ sung canxi đầy đủ sẽ gây ra nhiều triệu chứng không tốt, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé như:
- Tăng nguy cơ loãng xương của mẹ bầu sau sinh và khi tuổi ngày càng cao
- Mẹ có thể bị huyết áp cao
- Hiện tượng chuột rút, đặc biệt là vào tháng thứ 4,5 sẽ trở nên trầm trọng hơn
- Hệ cơ và xương của thai nhi không thể hoàn thiện. Bé sinh ra dễ bị nhẹ cân và còi xương
Thắc mắc số 8: Nếu dư thừa canxi có nguy hiểm gì cho thai nhi không?
Mẹ bầu cần lưu ý, nếu nạp quá nhiều canxi trong quá trình mang thai cũng có thể gây ra những nguy hiểm đối với mẹ và bé sau khi chào đời. Dưa thừa canxi trong cơ thể sẽ khiến mẹ khó hấp thụ được sắt và kẽm, từ đó gây ra hiện tượng thiếu máu, dễ khiến mẹ bị sinh non. Ngoài ra, cơ thể mẹ thừa canxi sẽ khiến trẻ sinh ra bị kín thóp sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ khuôn mặt và sức khỏe của trẻ.
Thắc mắc số 9: Canxi hóa bánh nhau vào những tháng cuối của thai kỳ có nguy hiểm không?
Từ tuần thứ 37 trở đi, một số mẹ sẽ gặp phải hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Đây là do canxi bị lắng đọng giữa bánh nhau và cơ tử cung.
Nếu mẹ bầu được chuẩn đoán là bị canxi hóa bánh nhau ở mức độ 2 hoặc 3 thì cần đi khám thường xuyên. Lúc này đây thai nhi sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sinh ra nhẹ cân vì quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ nhau thai đã bị cản trở.
Do đó, mẹ cần tuyệt đối tuân theo các hướng dẫn bổ sung canxi để tránh gặp phải hiện tượng này.
Thắc mắc số 10: Bổ sung canxi cho mẹ bầu đến tháng thứ mấy của thai kỳ là đủ?
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần canxi cho đến khi con chào đời và cả khi cho con bú. Không những không nên dừng bổ sung canxi mà mẹ cần phải lưu ý tăng liều lượng theo từng thời điểm của thai kỳ như đã nói ở trên.
Với các mẹ bị canxi hóa nhau thai thì không nên dừng bổ sung canxi mà chỉ cần đi khám, theo dõi chặt chẽ để bác sĩ có những tư vấn hợp lý về thời điểm thích hợp cho bé chào đời là đủ.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!