Thai 8 tuần ít nước ối là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu khó dưỡng thai. Cách duy nhất mà người mẹ có thể làm là đi khám thai để bác sĩ theo dõi sát sao và đưa ra hướng xử lý kịp thời. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Chỉ số nước ối của thai nhi 8 tuần là bao nhiêu?
- Thai 8 tuần nước ối ít có nguy hiểm không?
- Thiểu ối những tuần đầu có chữa được không?
- Làm thế nào để ngăn ngừa thiếu ối trong thai kỳ?
Chỉ số nước ối của thai nhi 8 tuần là bao nhiêu?
Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.
Lượng nước ối thay đổi tùy theo tuổi thai: ở thai 8 – 12 tuần khoảng 50ml, thể tích nước ối nhiều nhất khoảng 1000ml lúc tuổi thai 28 tuần, sau đó nước ối giảm dần còn 900ml ở thai 36 tuần, Khi thai 40 tuần nước ối còn khoảng 600-800ml.
Khi đi siêu âm, phiếu ghi siêu âm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về thai nhi, trong đó bao gồm cả chỉ số về nước ối.
Khám phá thêm:
Tuy nhiên, để hiểu rõ mức độ trong ngưỡng an toàn của nước ối, mẹ bầu nên tìm hiểu thêm các thông tin sau:
|
Chỉ số AFI (cm) |
Mức độ |
Lưu ý |
< 3cm |
Vô ối |
Con sẽ gặp nguy hiểm hơn nếu lượng nước ối rất ít dẫn đến tình trạng thiếu ối, vô ối, thai chết lưu hay sinh non. |
<= 5cm |
Thiểu ối |
Thiểu ối gây tăng tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh, thai nhi phát triển không được khỏe mạnh. |
6 – 12cm |
Lượng nước ối bình thường |
Mẹ bầu có thể yên tâm với chỉ số này. |
12 – 25 cm |
Dư ối |
Dư ối nằm trong chỉ số này vẫn ở trong hạn mức an toàn, do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng. |
>25cm |
Đa ối |
Các mẹ nên chú ý sẽ có khả năng ảnh hưởng đến thai, các bà mẹ có khả năng bị vỡ ối sớm, túi ối bị căng, sinh non, gây ra tình trạng nhau bong non, ngôi thai đảo lộn dẫn đến bất thường. |
Thai 8 tuần ít nước ối có nguy hiểm không?
Ít nước ối hay còn gọi là thiểu ối sẽ tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng thai kỳ. Theo các chuyên gia nếu mẹ bị thiếu ối trong 3 tháng đầu thai kỳ thì khả năng gây sảy thai và thai chết lưu là rất lớn. Với trường hợp thai nhi còn sống thì sự phát triển và chức năng của phổi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thiểu ối giai đoạn sớm thường khó phát hiện hơn những tháng cuối và chỉ có thể phát hiện thông qua siêu âm.
Do đó để sớm nhận biết được tình trạng thiểu ối nguy hiểm này, mẹ bầu cần đi khám định kỳ theo lịch hẹn và luôn cảnh giác khi có các dấu hiệu bất thường.
Thiểu ối những tuần đầu có chữa được không?
Theo bác sĩ Phan Thanh Bình, khoa Chăm sóc trước sinh – bệnh việnTừ Dũ, thiểu ối giai đoạn sớm thường khó dưỡng thai. Cách duy nhất mà người mẹ có thể làm là đi khám thai để bác sĩ theo dõi sát sao và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể truyền dịch vào túi ối của mẹ bầu để duy trì đủ lượng nước ối cần thiết cho thai nhi phát triển.
Nếu thiếu ối trong 3 tháng đầu, cần xác định nguyên nhân ít nước ối là từ mẹ hay từ phôi thai. Từ đó, điều trị nguyên nhân một cách triệt để. Đa số nguyên nhân đến từ các bệnh lý của người mẹ. Trong trường hợp không may, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên mẹ bầu nên chấm dứt thai kỳ.
Mẹ đã biết chưa?
Phương pháp giúp tăng cường nước ối cho mẹ bầu
- Đối với các mẹ bầu bị thiếu ối nhẹ, các bác sĩ có thể thường khuyên mẹ nên uống nước dừa khoảng 2-3 lần mỗi tuần để giúp tăng lượng nước ối cũng như làm sạch nước ối.
- Uống đủ nước (mỗi ngày 8 – 10 ly). Khi cơ thể mẹ bầu được cung cấp đầy đủ chất lỏng, lượng nước ối cũng sẽ tăng lên.
- Ít nước ối cần bổ sung gì? Mẹ hãy siêng ăn trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao như: Dưa hấu, khế, nho, dâu tây và dưa vàng, dưa chuột, cà chua, súp lơ, củ cải.
- Tập bơi lội hoặc các bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ: hoạt động vừa phải sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng máu tăng lên ở các khu vực khác nhau trong cơ thể. Nếu có sự gia tăng máu lưu thông trong tử cung và nhau thai, thì cũng đồng thời cải thiện chỉ số nước ối và tỷ lệ sản xuất nước tiểu của thai nhi. Khi thai thải ra nước tiểu nhiều hơn trong túi ối, lượng nước ối sẽ theo đó tăng lên.
Theo benhvienphusanhaiphong
Làm thế nào để ngăn ngừa thiếu ối trong thai kỳ?
Cách tốt nhất đối với các bà mẹ trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý nội khoa, rồi mới có thai.
Sau đó, khi mang thai, người mẹ cần đi khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ.
Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Đây là biện pháp phòng ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiểu ối, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ.
Ngoài ra ăn uống đủ chất, đa dạng hóa thực phẩm, ngủ nghỉ điều độ sẽ giúp cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!