Ăn nhiều đường có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Mặc dù 1 trong những chất mà cơ thể cần để tạo ra năng lượng cho các hoạt động là đường nhưng cha mẹ cần lưu ý rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Nội dung bài viết:
- Thành phần hóa học của đường
- Tác hại của việc ăn nhiều đường đối với trẻ em
- Cần hạn chế cho trẻ tiêu thụ nhiều đường
- Nên cho trẻ dùng đường lactose
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Thành phần hóa học của đường
Đường là cấu trúc đơn giản nhất của carbohydrate. Carbohydrate là nguồn sản xuất năng lượng bên cạnh protein và chất béo.
Báo cáo từ Kids Health , carbohydrate được chia thành hai loại chung, đó là carbohydrate đơn giản và carbohydrate phức tạp.
Xem thêm
Bé trai 12 tuổi ung thư giai đoạn cuối chỉ vì mẹ để con uống nước ngọt thay cho nước lọc
Các loại thực phẩm nguy hiểm làm bé kém phát triển mà cha mẹ CẦN LƯU Ý
Monosaccharide và disaccharide thường được gọi là carbohydrate đơn giản, là những nguồn năng lượng có thể được cơ thể tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng. Trong khi polysaccharides là carbohydrate phức tạp mất nhiều thời gian hơn so với carbohydrate đơn giản để được tiêu hóa bởi cơ thể.
Ví dụ về monosaccharid là glucose và fructose, disaccharid là lactose và sucrose, và polysaccharid là chất xơ và tinh bột.
Glucose, fructose và sucrose là những loại đường được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Chúng ta thường tìm thấy sucrose ở dạng đường ăn hoặc đường hạt, là một loại carbohydrate được hình thành từ sự kết hợp của glucose và fructose.
Sucrose thường được tìm thấy trong đường mía. Thực phẩm hoặc đồ uống đóng gói, bao gồm cả sữa, trên thị trường thường chứa sucrose như một chất làm ngọt bổ sung. Tiêu thụ đường sucrose trong giới hạn hợp lý sẽ giúp cơ thể sản xuất năng lượng cần thiết.
Tác hại của việc ăn nhiều đường đối với trẻ em
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh béo phì, tăng đường huyết, sâu răng,v.v… Khi lượng đường trong cơ thể tăng cao, sẽ dẫn đến tình trạng đề kháng Insulin, dễ diễn tiến thành bệnh tiểu đường trong tương lai.
- Có hại cho sức khỏe răng miệng: Vi khuẩn tồn tại trong miệng tiêu thụ đường trong thức ăn, hàm lượng axit vi khuẩn sinh ra tăng lên, phá hủy men răng của trẻ, làm răng bị ăn mòn, sâu răng…
- Ăn nhiều đường làm hàm lượng đường trong máu tăng cao, calo lưu trữ dưới dạng mỡ dẫn tới béo phì. Mỡ tích tụ nhiều trong động mạch làm chúng dày lên mà máu khó lưu thông khắp cơ thể, tạo áp lực nặng nề lên tim. Trẻ bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn
- Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, có thể dễ bị tác động xấu nếu ăn quá nhiều đường
- Đường chứa nhiều calo rỗng, không có vitamin và dưỡng chất thiết yếu mà trẻ cần nên có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Chế độ ăn nhiều đường tăng nguy cơ trẻ bị tiểu đường type 2
Ăn nhiều đường có tốt không? Hãy nhớ rằng tiêu thụ quá nhiều đường hoặc sucrose sẽ thực sự có tác động xấu đến sức khỏe và cản trở sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Đường sucrose có thể khiến trẻ và cả người lớn có nguy cơ bị sâu răng và tiêu thụ đường fructose từ đường thêm vào có thể khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu và tim khi trưởng thành.
Hạn chế tiêu thụ đường mỗi ngày cho trẻ
Để trẻ ăn đường nhiều có tốt không? Điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo lượng đường ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào để giảm nguy cơ tăng cân không lành mạnh và sâu răng.
Bác sĩ Nam cho biết, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em và thanh thiếu niên nên có lượng đường tiêu thụ hàng ngày ít hơn 6 muỗng canh, tương đương khoảng 100 calo hoặc 25 gram.
Theo Quy định số 30 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế liên quan đến việc đưa thông tin về hàm lượng đường, muối và chất béo và thông điệp sức khỏe trên thực phẩm chế biến và thực phẩm chế biến sẵn từ Bộ Y tế Cộng hòa Indonesia, khuyến nghị tiêu thụ đường là 10% tổng năng lượng hoặc tương đương với 4 muỗng canh (50gr ) mỗi người mỗi ngày.
Vì vậy, trong việc lựa chọn thực phẩm hoặc đồ uống đóng gói, cha mẹ nên chú ý đến bảng thông tin giá trị dinh dưỡng in trên bao bì. Đảm bảo lượng đường tiêu thụ hàng ngày của con bạn không quá mức.
Lactose là nguồn cung cấp carbohydrate lành mạnh hơn
Khi đã biết ăn đồ ngọt nhiều có tốt không, cha mẹ nên áp dụng giới hạn tiêu thụ đường hợp lý, không quá mức, đồng thời cũng có thể tìm kiếm các loại carbohydrate thay thế khác tốt cho sức khỏe hơn là đường sucrose, một trong số đó là đường lactose.
Lactose là phân tử đường lớn được tạo thành từ hai phân tử đường nhỏ hơn, glucose và galactose. Chúng ta có thể tìm thấy đường lactose trong một số loại thực phẩm như lúa mì chế biến, thịt chế biến, đồ uống ăn liền, rượu, bơ thực vật, và phổ biến nhất là trong sữa.
Xem thêm
Cố ép con ăn thật nhiều để trở nên thông minh: Những ngộ nhận về dinh dưỡng giúp phát triển trí não cho trẻ
Thừa cân béo phì – Tác hại khôn lường đến sức khỏe và tương lai con trẻ
Theo nghiên cứu, tiêu thụ đường lactose có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột, ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh và nội độc tố.
Một lợi ích khác của đường lactose là nó làm tăng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em và giúp duy trì hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Ngoài ra, lactose giúp hấp thụ và giữ lại các khoáng chất như canxi, magiê, kẽm và mangan. Những khoáng chất này cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ em.
Đường lactose có chỉ số đường huyết thấp và chỉ bằng khoảng 1/4 so với đường sucrose.
Ngoài việc tránh ăn nhiều đường, theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Việc ăn nhiều muối, các món ăn chua, cay cũng nguy hiểm không kém. Chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thận và dạ dày của trẻ vì ở giai đoạn này, các hệ thống cơ quan ở trẻ vẫn chưa trưởng thành. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn quá nhiều gia vị khi còn nhỏ, đặc biệt là muối sẽ tạo nên thói quen không tốt cho trẻ sau này, khiến trẻ quen ăn mặn, ngọt, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác trong tương lai. Đồng thời, khi ăn nhiều thức ăn chua, cay, cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày ở trẻ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!