Gò tử cung là tình trạng thường gặp vào cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu nó đi kèm với các triệu chứng như tăng dần đều về thời gian đau, cường độ đau, chảy máu, rỉ ối,…Mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý ngay.
- Cơn gò bụng là gì và có biểu hiện thế nào?
- Tại sao xuất hiện cơn gò?
- Phân biệt các cơn gò
- Khi nào thì cơn gò gây nguy hiểm cho mẹ?
- Làm thế nào để giảm các cơn gò tử cung?
Cơn gò tử cung là gì và có biểu hiện như thế nào?
Mang thai là hành trình tuy khó khăn nhưng cũng rất hạnh phúc của mọi bà mẹ. Có vui, có buồn, thậm chí đau đớn và lạ lẫm với cơ thể của chính mình. Mỗi ngày con lớn lên sẽ mang theo những dấu hiệu cho biết sự phát triển và tình hình sức khỏe của con. Một trong những biểu hiện đó chính là thai nhi gò cứng bụng.
Bạn có thể chưa biết:
Cơn gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu có bình thường không?
Trong giai đoạn mang thai, thỉnh thoảng bà bầu xuất hiện cơn gò, có cảm giác tử cung bị co cứng, đôi khi đi kèm với triệu chứng đau thắt gần giống như khi có kinh nguyệt. Nếu thấy những biểu hiện như vậy chính xác là đến giai đoạn bà bầu xuất hiện cơn gò.
Tại sao mẹ bầu xuất hiện cơn gò bụng?
Đố các mẹ tại sao khi mang bầu lại có hiện tượng gò bụng khi mang thai? Thực chất, tác dụng của cơn gò bụng là để đẩy em bé vào đúng vị trí sinh của mẹ, chuẩn bị cho sự chào đời của con. Cơn gò bụng thường xuất hiện vào những tháng gần cuối của thai kỳ và lúc mẹ chuẩn bị chuyển dạ.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần phân biệt được các cơn gò bụng ở mỗi giai đoạn sẽ mang đến dấu hiệu cảnh báo như thế nào. Từ đó, biết chính xác về sự phát triển cũng như sức khỏe của mẹ và bé để có những điều chỉnh phù hợp.
Cách phân biệt các cơn gò bụng
Dựa vào thời điểm và tần suất xuất hiện mà các chuyên gia chia cơn gò bụng thành 3 loại chính:
Cơn gò của bà bầu – Gò bụng sinh lý
Cơn gò sinh lý hay còn được các chuyên gia gọi với tên Braxton – Hicks hay cơn gò bụng giả. Những cơn gò này xuất hiện hết sức ngẫu nhiên và bất chợt. Khi cơn gò của bà bầu xuất hiện như thế này, đừng quá lo lắng, thật ra điều đó chỉ là báo hiệu cho mẹ biết cơ thể của mẹ đang tập luyện cho việc sinh nở mà thôi.
Dấu hiệu nhận biết cơn gò bụng sinh lý:
- Chỉ diễn ra nhiều nhất 1 đến 2 lần trên một giờ hoặc vài lần một ngày
- Dừng lại khi thay đổi tư thế
- Không kéo dài, thường chỉ dưới 1 phút
- Cơn gò bụng không cố định và không theo chu kì
- Không tăng cường độ theo thời gian
Nếu thấy cơ thể xuất hiện cơn gò bụng sinh lý mẹ không cần lo lắng quá. Mẹ bầu chỉ cần nằm, ngồi hoặc thay đổi tư thế là cơn gò bụng sẽ sớm biến mất.
Bạn có thể chưa biết:
Cơn gò tử cung là gì, cách phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ?
Bà bầu gò bụng báo hiệu sinh non
Cơn gò bụng này thường xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ, nếu thấy dấu hiệu này, có thể cơ thể của đang cảnh báo mẹ đang có dấu hiệu sinh non. Biểu hiện của cơn gò bụng này là:
- Xảy ra đều đặn theo chu kỳ
- Khoảng 10 đến 20 phút sẽ xuất hiện một cơn gò
- Thay đổi tư thế cũng không khiến cơn gò bụng biến mất
- Bụng căng cứng, đau âm ỉ, khung chậu co thắt
- Ra máu, rỉ ối
Nếu mẹ bầu xuất hiện cơn gò bụng như trên cần ngay lập tức đến bệnh viện gần nhất để nhanh chóng kiểm tra, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé.
Cơn gò báo hiệu chuyển dạ
Cơn gò tử cung dấu hiệu sắp sinh này sẽ xuất hiện vào cuối thai kỳ, báo hiệu em bé đã được chuẩn bị sẵn sàng để chào đời. Cơn gò xuất hiện trong 2 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị sinh
- Cơn gò kéo dài từ 30 đến 90 giây, tăng dần đều về khoảng cách và cường độ
- Mẹ bầu có cảm giác căng chặt bụng dưới
- Có chất nhầy màu hồng hoặc dịch rỉ thành tia/thành dòng lớn chảy ra từ âm đạo
Giai đoạn báo hiệu em bé sắp ra đời
- Tử cung nở rộng
- Cơn gò ngày càng đau hơn với thời gian và cường độ nhiều hơn
- Mẹ bầu có cảm giác đau từ lưng ra trước bụng thậm chí bị chuột rút
- Mẹ bầu cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh, ợ hơi,…
- Các cơn gò bụng chồng lên nhau với tần suất dồn dập để chuẩn bị đẩy em bé ra khỏi bụng mẹ.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Một số mẹ bầu có thể nhầm lẫn giữa thai máy và các cơn gò. Bởi vào cuối thai kỳ, thai nhi có chiều hướng chuyển động mạnh mẽ và thường xuyên hơn khiến mẹ khó phân biệt được. Tuy nhiên, khi thai nhi cử động, mẹ có thể cảm nhận được khuỷu tay, bàn chân, chân bé xíu của em bé chạm vào thành bụng. Và những chuyển động này thường xuất hiện cách nhau 3 đến 4 giờ một lần, khi mẹ nghỉ ngơi hoặc sau bữa ăn”.
Khi nào thì cơn gò bụng gây nguy hiểm cho mẹ bầu?
Mặc dù mẹ bầu xuất hiện cơn gò bụng là chuyện bình thường nhưng cũng cần theo dõi kỹ và nhận biết chính xác các cảnh báo từ cơ thể, tránh gặp nguy hiểm trong quá trình mang thai. Nếu xuất hiện các cơn gò với biểu hiện bên như dưới, đặc biệt khi mang thai nhi chưa được 37 tuần mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay lập tức:
- Xảy ra thường xuyên và không đau
- Cứ 5 phút xảy ra một lần
- Tăng dần đều về thời gian đau, cường độ đau
- Thay đổi tư thế không làm cơn đau biến mất
- Thấy biểu hiện chảy máu, rỉ ối,…
Cách làm giảm cơn gò tử cung
Đa phần các cơn gò khi mang thai là không nguy hiểm, tuy nhiên vẫn gây cho mẹ những khó chịu nhất định. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể:
- Chườm ấm: Nếu là cơn gò sinh lý Braxton Hicks mẹ nên tắm nước ấm, tắm dưới vòi hoa sen hoặc dùng túi chườm chứa nước ấm chườm nhẹ lên bụng bầu. 1 lưu ý là mẹ chỉ nên tắm nhanh và lưu ý nhiệt độ nước để tránh gây hại cho thai nhi
- Khi bé gò nhiều mẹ hãy uống 1 cốc nước ấm, cơn đau sẽ giảm tức thì
- Mẹ hãy thử hít thở sâu hoặc thay đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng để cải thiện tình hình
- Braxton-Hicks được gọi là những cơn đau thực hành cho việc chuyển dạ thực sự. Tình trạng này sẽ giảm bớt khi mẹ thực hành ngồi thiền hoặc yoga nhẹ nhàng
- Đôi khi xoa chạm ở bụng hoặc sờ đầu ti cũng có thể kích thích tử cung co thắt nhiều hơn. Do đó các mẹ không nên xoa bụng hoặc sờ nắn đầu ti để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
1 số lưu ý cho mẹ
Sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ cần được theo dõi chặt chẽ. Mẹ luôn luôn cần ghi nhớ những điều sau:
- Nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ để có thể đến bệnh viện kịp thời
- Phân biệt các hiện tượng rỉ ối, chảy dịch âm đạo, đề phòng thai chết lưu, sinh non, suy thai
- Cần thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là trong những tháng cuối. Khi gần đến ngày dự sinh, mẹ cần thăm khám 1-2 ngày/lần
- Chú ý theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục
- Theo dõi cân nặng của bé trong 3 tháng cuối để tiên lượng khả năng sinh thường/sinh mổ và nguy cơ nếu có
- Phân biệt các hiện tượng thai máy, cơn gò sinh lý hay cơn gò chuyển dạ để xử lý kịp thời.
Quá trình mang thai thật khó khăn đúng không các mẹ? Nhưng những cơn đau khi mẹ bầu xuất hiện cơn gò bụng sẽ sớm qua, em bé sẽ chào đời và mang đến cho mẹ bầu một thiên chức mới với những điều vô cùng kỳ diệu và tuyệt vời.
Nguồn tham khảo: Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!