Trẻ sơ sinh khi mới chào đời mẹ nên chú ý các thông số cơ bản của con như: cân nặng, nhiệt độ cơ thể, hình dáng,… để biết con có khỏe mạnh và bình thường hay không. Ngoài ra, mẹ cần giữ ấm và cho bé bú liên tục khi con cần. Việc này không chỉ giúp con chống lại vi khuẩn gây bệnh bên ngoài mà còn cung cấp năng lượng cần thiết cho trẻ.
Trẻ sơ sinh khi mới chào đời trong vòng 24 giờ có nhiều điều sẽ khiến mẹ ngạc nhiên. Cơ thể bé không giống với những gì mẹ tưởng tượng. Nhưng mẹ biết, mẹ sẽ yêu em bé này nhiều như thế nào.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Những điều thú vị của bé mới sinh trong 24 giờ đầu tiên
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời trong 7 ngày đầu
Những điều thú vị của bé mới sinh trong 24 giờ đầu tiên
Cân nặng của bé
Nếu bé sinh ra nặng từ 2,5 kg trở lên, điều này đồng nghĩa với việc bé đạt chuẩn một em bé khỏe mạnh với làn da tươi sáng và tiếng khóc rất to.
Bạn có thể chưa biết:
12 kiểu phân của trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận dạng sức khỏe bé
Bé sơ sinh – Những thứ cần chuẩn bị cho tháng đầu tiên ở nhà
Bé sinh ra nặng từ 2,5 kg trở lên đồng nghĩa với việc con đạt chuẩn một em bé khỏe mạnh
Bé tè, ị lần đầu tiên vào lúc nào?
Một số mẹ thắc mắc “Không hiểu bé sẽ tè, ị lần đầu tiên là vào lúc nào?”. Thông thường trẻ sẽ tè, ị trong vòng 24 tiếng đồng hồ ngay sau khi sinh. Tuy vậy cũng có một số trẻ phải lâu hơn trước đó. Mẹ sẽ thấy nước tiểu của bé hơi có màu hồng gạch do muối từ axit Uric, đó là điều hoàn toàn bình thường. Lần ị đầu tiên trong đời của bé cũng vậy, sẽ không quá 24 giờ sau khi sinh. Màu phân của bé có màu xanh rêu hoặc màu tro, được gọi là “phân su”.
Hình dáng của bé trong 24 giờ đầu tiên
Bé sơ sinh thỉnh thoảng sẽ khóc nhưng phần lớn ngày đầu tiên bé sẽ ngủ hoàn toàn. Đầu bé hơi bẹp một chút do bị kéo đẩy trong khi mẹ rặn sinh (với các mẹ sinh thường). Đặc biệt với các mẹ sinh con lần đầu hoặc sinh con khi đã lớn tuổi thì đầu của bé trông sẽ méo mó hơn rất nhiều. Nhưng mẹ đừng lo, chỉ sau 2-3 tuần sinh, điều này sẽ biến mất một cách tự nhiên.
Khuôn mặt bé mới sinh thường trông sưng hơn thông thường, đặc biệt là phần mí mắt. Trẻ thậm chí có gỉ mắt dính ở đó do y tá phải nhỏ thuốc sát khuẩn cho bé ngay khi mới chào đời. Với các bé gái, mẹ cũng đừng hoảng hốt nếu thấy mũi bé tẹt một cách kì dị. Điều này cũng sẽ biến mất khi bé dần lớn lên.
Đầu bé hơi bẹp một chút do bị kéo đẩy trong khi mẹ rặn sinh (với các mẹ sinh thường)
Các bộ phận khác của bé vào ngày đầu tiên trông thế nào?
Mẹ sẽ thấy dây rốn của bé có màu rất xỉn. “Cậu bé” của các bé trai trông như hơi sưng tấy còn “em bé” của các bé gái thì hình dáng hơi méo mó như thể bất bình thường. Tất cả những điều này sẽ dần dần thay đổi khi bé bước sang 2-3 tuần tuổi.
Bạn có thể chưa biết:
Đầu bé sơ sinh bị sưng thì có bình thường không?
Mẹo chăm sóc bé sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ
Dáng ngủ của bé
Trong 24 giờ đầu tiên sau khi cất tiếng khóc chào đời, bé vẫn nằm ngủ ở tư thế hệt như lúc đang ở trong bụng mẹ. Nếu khi sinh đầu bé chui ra trước, bé sẽ nằm ở tư hơi co lại, cằm kéo sát vào ngực, tay nắm chặt, chân tay co lại về phía người.
Bé có những nốt lạ thường?
Mẹ đừng ngạc nhiên nếu ngày đầu tiên trên người bé xuất hiện những vết hoặc nốt lạ. Mông bé có bớt xanh, cổ, mí mắt, mũi bé đầy những nốt đỏ cỡ hạt gạo. Mẹ cứ yên tâm, bé lớn dần, các nốt này cũng sẽ biến mất một cách tự nhiên.
Nhiệt độ cơ thể bé trong ngày đầu tiên chào đời
Dù thời tiết có nóng đến mấy thì bé sơ sinh ngày đầu vẫn chưa có mồ hôi đâu mẹ nhé. Thậm chí, bé cũng chưa chảy nước dãi do các tuyến này vẫn chưa thực sự đi vào hoạt động. Mắt bé chưa nhìn rõ thứ gì nhưng bé có thể nghe thấy các âm thanh lớn như tiếng cửa đóng sầm.
Nhiệt độ cơ thể bé trong 24 giờ này bằng với cơ thể mẹ. Sau đó sẽ giảm dần xuống từ 1-30C. 8 tiếng sau sinh nhiệt độ bé lại tăng lên (từ 36,8-37,2 độ C). Bé thở từ 34-35 lần/phút, mạch đập 120-130 lần/phút.
Bé thở từ 34-35 lần/phút, mạch đập 120-130 lần/phút
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời trong 7 ngày đầu
Em bé mới chào đời cần phải được giữ ấm cơ thể. Nếu con bị rét, hạ thân nhiệt thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Nếu mẹ và bé không có vấn đề gì sau sinh thì nên để trẻ nằm cùng với mẹ. Việc này không chỉ truyền hơi ấm từ mẹ sang con mà mẹ có thể quan sát để nhận ra những bất thường ở bé để kịp thời xử lý.
Khi ở trong bụng mẹ, con được cung cấp chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai nên bé sơ sinh mới chào đời dễ bị đói, rét, cần có năng lượng để sưởi ấm và thích nghi với thời tiết bên ngoài. Hơn nữa, nhu cầu ăn của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi rất cao nên con cần được bú mẹ ngay khi mới chào đời. Thêm vào đó, khi con cần ăn, mẹ nên đáp ứng nhu cầu của trẻ ngay, không nên tuân theo một giờ cụ thể nào.
Qua bài viết trên, bạn đã biết những điều cơ bản cũng như cách chăm sóc bé mới sinh rồi đấy! Tuy việc chăm sóc sẽ bỡ ngỡ đối với những gia đình lần đầu có em bé, nhưng bạn nên cố gắng học cách chăm sóc đúng. Sự chăm sóc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con mai sau.
Theo theAsianparent Thái Lan
Bài viết liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!