Đầu bé sơ sinh bị sưng là bệnh lý gì? Có ảnh hưởng đến não của bé không? Đây là nỗi lo sợ chung của các bậc phụ huynh khi thấy đầu trẻ xuất hiện cục sưng mà không có sự va chạm nào. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân và các loại khối sưng của trẻ, mời bố mẹ đọc bài viết dưới đây:
- Nguyên nhân của tình trạng đầu bé sơ sinh bị sưng
- Các loại khối sưng trên đầu bé sơ sinh?
- Khối sưng xuất hiện khi nào và sẽ biến mất trong bao lâu?
- Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám?
Nói chung, việc bố mẹ nhìn thấy trẻ sơ sinh bị sưng trên đầu hoặc hơi khác thường sẽ khiến cha mẹ lo lắng. Bởi vì liên quan đến đầu bất thường có rất nhiều mối lo, như trường hợp não úng thủy.
Bố mẹ sẽ vô cùng băn khoăn không biết con mình có bị dị dạng hay biến dạng gì không, vì sao đầu bé sơ sinh bị sưng, tại sao như thế?
Câu trả lời ở đây là: việc đầu bé hơi bất thường như sưng, đỏ, hay hơi dài… thì vẫn bình thường. May mắn là vết sưng đó sẽ biến mất sớm sau một vài ngày.
Đầu bé sơ sinh bị sưng... hay bất thường
Nguyên nhân của tình trạng đầu bé sơ sinh bị sưng
1. Đầu là bộ phận lớn nhất trên thân thể trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân trẻ bị sưng đầu? Hộp sọ của trẻ do một vài xương riêng biệt cấu tạo thành, các xương này có thể sắp xếp linh hoạt sao cho phần đầu lớn của bé có thể ép qua đường sinh hẹp của mẹ mà không gây tổn thương cho bé hoặc mẹ.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh giúp đầu bé tròn đẹp
Mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh – Lợi bất cập hại
Nghĩa là khi mẹ sinh thường, các xương hộp sọ của bé phải được nén lại tạm thời để có thể đi qua ngả âm đạo của mẹ, do đó tạm thời làm cho đầu bé sơ sinh trông khác thường.
Mẹ sẽ thấy xương sọ của bé thay đổi và đè lên nhau, làm cho đỉnh đầu của bé trông như bị kéo dài ra, hoặc thậm chí bị nhọn sau khi chào đời nữa.
Diện mạo đôi khi kỳ dị này sẽ mất đi sau một vài ngày vì xương sọ sẽ phát triển, tròn hơn.
2. Da đầu phù nề
Ngoài việc trông có vẻ như dài và nhọn thì đầu trẻ sơ sinh còn có thể có một hoặc hai chỗ u lồi hay còn được gọi là Caput (da đầu phù nề). Đây là do chấn thương trong quá trình sinh nở của mẹ.
Chỏm sưng ở đầu trẻ sơ sinh là chỗ da đầu bị sưng và bầm thường thấy ở đỉnh đầu về phía sau, phần da đầu này thường tiếp xúc và bị đè qua đường sinh của mẹ, khi sờ vào mẹ sẽ có cảm giác như một phần mềm hay khối xốp.
Nếu đầu trẻ sơ sinh bị sưng mềm, có hình dạng da đầu phù nề đó là do áp lực của tử cung hoặc âm đạo nếu trẻ sinh thường và ngôi đầu và có thời gian chuyển dạ lâu. Khi nước ối đã được trút hết, không còn lớp đệm nào bao bọc quanh thân thể bé, nhất là vùng đầu nên không tránh khỏi tổn thương. Với những ca sinh khó, phải dùng dụng cụ để hỗ trợ thì đầu bé cũng bị phù nề. Mẹ hãy yên tâm vì hiện tượng này sẽ biến mất chỉ sau 1-2 ngày sau khi sinh.
3. Hiện tượng u máu đầu
Đối với một số trẻ em có thể gây xuất huyết dưới da đầu, bên ngoài hộp sọ được gọi là cephalohematoma (hay hiện tượng u máu đầu). Đây là hiện tượng xuất huyết dưới lớp màng ngoài của một trong những xương sọ do áp lực của đầu bé đè vào xương chậu của mẹ trong quá trình sinh nở.
Chỗ lồi này thường nằm một bên đỉnh đầu của trẻ, không giống chỏm sưng ở đầu. Điều quan trọng là cha mẹ hãy yên tâm rằng cả hiện tượng chỏm sưng ở đầu trẻ (Caput) và u máu đầu (Cephalohematoma) đều là do chấn thương bên ngoài hộp sọ - không phải là chấn thương não của bé.
Cephalohematoma có thể mất 1 - 2 tuần hoặc vài ba tháng mới hết, đồng thời có thể làm cho trẻ có nguy cơ bị bệnh vàng hơn những trẻ khác.
Rất ít trường hợp trẻ bị rối loạn phát triển xương sọ, dẫn đến sự tăng trưởng bất thường của hộp sọ, nhưng nếu rơi vào tình trạng này, giải pháp được đưa ra là phải phẫu thuật.
Các loại khối sưng trên đầu bé sơ sinh?
Khối sưng trên đỉnh sau đầu của trẻ sơ sinh thường có hai dạng: Khối sưng do sự phù nề của da đầu và khối sưng do máu tụ dưới da đầu. Cả hai trường hợp đều do chấn thương da đầu do áp lực xảy ra trong quá trình sinh.
Khối sưng do sự phù nề của da đầu
Thường kèm theo hiện tượng chồng sọ. Sọ của các cháu sơ sinh được cấu tạo bởi nhiều mảnh xương nhỏ. Nơi các xương gặp nhau gọi là khớp sọ. Dưới tác động của áp lực do sinh khó hoặc do dụng cụ giúp sinh tạo nên làm cho da đầu bị phù nề và có thể kèm theo hiện tượng các xương sọ chồng lên nhau, khi sờ không còn thấy khớp sọ.
Mẹ có thể quan tâm:
Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh đầu dài có phải do lỗi của mẹ khi rặn sinh và có cách nào để đầu con tròn đẹp trở lại?
Khối sưng do máu tụ
Sưng dưới da đầu là do các mạch máu nhỏ dưới da đầu bị vỡ. Máu chảy và tụ lại dưới da đầu và tạo thành một khối. Não không bị tổn thương.
Khối sưng xuất hiện khi nào và sẽ biến mất trong bao lâu?
Khối sưng này thường xuất hiện vài giờ sau sanh. Thường tự biến mất mà không cần can thiệp sau vài tuần đến vài tháng. Ít khi để lại di chứng, không ảnh hưởng gì cho sức khỏe của trẻ.
Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám?
Nếu bạn đã thử nhiều cách mà tình trạng không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa. Có thể bé sẽ cần đeo một dạng mũ bảo hiểm chỉnh hình. Thời gian để mũ chỉnh hình phát huy hiệu quả tốt nhất là từ 4-6 tháng sau sinh. Vì thế nếu cảm thấy có gì không ổn, bạn nên có biện pháp can thiệp sớm.
Các bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra bé sơ và giải thích nguyên nhân của các triệu chứng bất thường ở đầu và cách giải quyết để cha mẹ yên tâm chăm sóc con.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!