Gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng khác tiềm ẩn như sảy thai, thai ngoài tử cung hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bầu 3 tháng đầu bị gò bụng có bình thường không?
- Khi nào thì lo lắng về những cơn gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu?
- Những điều thai phụ cần lưu ý trong tam cá nguyệt thứ nhất
Gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu có bình thường không?
Trong thai kỳ, thai phụ sẽ có những trải nghiệm qua những cơn gò bụng. Những cơn gò này xảy ra hoàn toàn tự nhiên, không phụ thuộc vào mong muốn của mẹ bầu hay các tác nhân bên ngoài. Trong cơn gò, bụng của thai phụ sẽ bị thắt chặt và cứng, sau đó dãn dần dần.
Cơn gò bụng thường xuất phát từ 1 điểm ở góc tử cung (thường là góc phải), sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung. Thường có ba cơn gò, đó là cơn gò sinh lý – Braxton-Hick, gò tử cung sinh non và gò tử cung chuyển dạ.
Gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể là do cơn gò Braxton Hicks hay cơn co giả gây khó chịu ở bụng. Các cơn co thắt Braxton Hicks xảy ra từ đầu thai kỳ nhưng thai phụ có thể không cảm thấy chúng cho đến tam cá nguyệt thứ hai.
Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, thai phụ có thể bắt đầu cảm thấy gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu từ khoảng tuần thứ 16. Trong những lần mang thai sau, chị em có thể cảm thấy các cơn co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn, hoặc sớm hơn. Một số phụ nữ hoàn toàn không cảm nhận những cơn gò này.
Điểm khác biệt giữa cơn gò sinh lý và gò chuyển dạ đó là chúng hoàn toàn không đều và không gây đau. Khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung nhịp nhàng, thường xuyên hơn, tăng dần về cường độ và thời gian gò, sản phụ cảm thấy đau mỗi cơn gò.
Có thể bạn chưa biết ===>
Khi nào thì lo lắng về những cơn gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu?
Nhìn chung thì nếu cơn gò bụng không đau và không thường xuyên thì chỉ gây chút khó chịu ở bụng cho người mẹ. Chủ yếu là sự giãn ra và co lại của cơ bụng dưới xảy ra tự phát và sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu lo lắng, thì mẹ hoàn toàn nên thông báo và xin ý kiến bác sĩ có chuyên môn nhé.
Nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu không thể hay khó lòng phân biệt được giữa cơn đau bụng và gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Do đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu sau xuất hiện hay đi kèm theo thì hãy đến trung tâm y tế ngay để được chẩn đoán:
- Gò hay đau bụng giống như cơn đau quặn khi có kinh, kèm theo ra máu, đó có thể là dấu hiệu sảy thai.
- Đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu ở tuần thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung.
- Đau bụng liên quan với tiểu tiện thường xuyên kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nhận biết được đây là cơn gò bụng nhưng lại kèm theo đau bụng âm ỉ
- Những cơn gò/đau diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng và tăng dần
- Các triệu chứng khác kèm theo như: sốt trên 38 độ, nôn mửa nhiều, chóng mặt, ngất xỉu, dịch âm đạo có màu khác và mùi hôi,…
Có thể bạn chưa biết ===>
Những điều thai phụ cần lưu ý trong tam cá nguyệt thứ nhất
- Tạo thói quen tập thể dục với bộ môn phù hợp với bản thân và thai kỳ.
- Uống vitamin tổng hợp trước khi sinh nếu cần.
- Tập trung vào việc ăn uống lành mạnh để bổ sung dinh dưỡng. Tuy có thể cảm giác thèm “ăn cả thế giới” và hầu như là thức ăn không lành mạnh, nhưng mẹ hãy cố gắng cân bằng nhất có thể nhé.
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
- Suy nghĩ về cách sẽ báo tin vui đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp nếu bạn vẫn giữ kín tin vui này và đợi qua 3 tháng nhạy cảm mới thông báo.
- Cân nhắc và bắt đầu lựa chọn đặt tên con nếu chưa có.
- Sống vui, khoẻ và với nhiều năng lượng tích cực.
Ba tháng đầu mang thai, đặc biệt nếu đây là thai kỳ đầu tiên của mẹ, là cột mốc mang thai thú vị nhất. Có thể mẹ sẽ bị “con hành” ốm nghén hay mệt mỏi rất nhiều, nhưng cũng có thể không. Hãy chăm sóc bản thân và kiên trì nhé. Từ từ, ở những tháng trong tam ca tứ nguyệt thứ 2, mẹ có thể sắp cảm nhận những cú đạp ngọt ngào của em bé đấy.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!