Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn mà cha mẹ cần chú ý là: đồ ngọt chứa nhiều đường, đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh,… Thay vào đó, con nên dùng các món ăn được chế biến từ: bí ngô, bắp cải, súp lơ xanh,… để kích thích trí não, giúp bé thông minh hơn. Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con như: môi trường xung quanh, ít tiếp xúc xã hội, thiếu trải nghiệm học hỏi,…
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn, ăn vào sẽ chậm lớn
- Cho bé ăn gì thông minh?
- Gen di truyền và môi trường nuôi dạy ảnh hưởng tới sự thông minh của trẻ
- Các yếu tố khác gây ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn
1. Đồ ngọt chứa lượng đường lớn
Cho trẻ ăn đồ ngọt chứa quá nhiều đường không những làm trẻ béo phì, thừa cân so với quy định, lượng đường trong đồ ngọt, bánh trái nếu quá nhiều còn có thể làm các dây thần kinh trong não ít đi.
Đây là quan sát thu được qua nghiên cứu từ trẻ hấp thu lượng đường fructose quá cao, ảnh hưởng tới việc tiết insulin, từ đó làm não trẻ có ảnh hưởng, hoạt động ít hơn, và ảnh hưởng không tốt tới cảm xúc và suy nghĩ của trẻ.
Bạn có thể chưa biết:
7 yếu tố tạo nên trí thông minh ở trẻ nhỏ mẹ không nên bỏ qua!
Được ôm nhiều giúp trẻ thông minh hơn – Khoa học đã chứng minh
2. Đồ ăn nhanh
Một trong những loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn chính là đồ ăn nhanh loại “hỗn tạp”, cách gọi cảnh báo cho những loại đồ ăn nhanh không có giá trị dinh dưỡng, thường không đầy đủ chất. Ngoài ra, các loại đồ ăn nhanh “hỗn tạp” này còn hay sử dụng các chất bảo quản và lạm dụng muối, chứa lượng natri trong thứ ăn này quá mức cho phép.
Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ đang tuổi lớn, loại đồ ăn này làm hại cơ thể, có nguy cơ gây béo phì tiểu đường huyết áp tăng cao, bệnh về gan và tim. Đặc biệt với trẻ ở tuổi đang phát triển, đồ ăn nhanh loại “hỗn tạp”, nếu ăn quá nhiều, sẽ không đem lại dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, không đủ lượng để trẻ phát triển toàn diện và lâu dài.
Đồ ăn nhanh là một trong những thực phẩm nguy hiểm
3. Đồ ăn dạng đông lạnh hoặc đồ ăn liền
Đồ ăn liền hay loại thức ăn rã đông từ hộp và loại đồ ăn dạng hộp, lon, là loại thức ăn không nên cho trẻ mẫu giáo ăn thường xuyên. Vì những loại này đã phải qua công đoạn chế biến và sử dụng chất bảo quản để tăng thời gian lưu trữ.
Ngoài những hóa chất bảo quản tiềm ẩn, loại thực phẩm này còn không hề có dinh dưỡng. Nếu ăn nhiều sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể gây bệnh tật khi trẻ lớn hơn.
4. Đồ ăn chứa protein đã qua chế biến
Thịt động vật là nguồn cung cấp protein dồi dào, vì thế rất có lợi cho sức khỏe, nhưng nên tiêu thụ từ nguồn thịt sạch, tươi, có chất lượng, không qua chế biến.
Đối với thịt động vật qua chế biến như xúc xích các loại hay thịt xông khói nguồn gốc từ protein đã qua chế biến là những thực phẩm không nên cho trẻ ăn. Chúng thường chứa nhiều hóa chất bảo quản hoặc có nguồn thịt đã hỏng, lượng kiềm lớn, nếu cho trẻ ăn thường xuyên, sẽ tích tụ trong cơ thể, gây hại cho hệ tiêu hóa và các hệ trao đổi chất khác, làm việc học hành và ghi nhớ không tốt đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
5. Trà và cà phê
Thường không có phụ huynh nào cho con trước tuổi đến trường uống trà hay cà phê. Nhưng với những ai muốn thử cho con uống trà hay cà phê, thì xin thưa, lượng ca-phê-in trong trà hay cà phê sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể, làm cơ thể trẻ luôn tỉnh táo, không ngủ được, gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ của trẻ.
Ngoài ra chất này còn làm ảnh hưởng tới lượng oxygen chuyển lên não bộ của trẻ, ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của trẻ.
Trẻ cần một môi trường được nuôi dạy thật tốt để phát triển trí thông minh
Cho bé ăn gì thông minh?
Bắp cải
Bắp cải giàu vitamin A, B, C, chất xơ, canxi,… giúp não bộ của bé phát triển. Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn như: bắp cải hấp cuộn thịt, bắp cải luộc, bắp cải xào trứng,… kích thích khẩu vị, giúp con ăn ngon miệng hơn.
Bông súp lơ xanh
Bông súp lơ xanh chính là đáp án cho câu hỏi trẻ con ăn gì thông minh. Trong một cây súp lơ xanh chứa 10% lượng omega-3 mà cơ thể cần mỗi ngày. Hơn nữa, loại rau này giàu axit folic, vitamin và các vi chất kích thích trí não của bé phát triển. Mẹ có thể làm nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ súp lơ như: canh súp lơ cùng cà rốt, súp lơ xào bò,…
Bí ngô
Bé ăn gì để con thông minh? Câu trả lời chính là bí ngô. Thực phẩm này không chỉ thơm ngon mà còn giàu các chất dinh dưỡng như kali, vitamin C, E, beta-carotene, canxi, chất xơ,… Hơn nữa, bí ngô còn cung cấp lượng omega-3 dồi dào, kích thích trí não phát triển và giúp con thông minh.
Gen di truyền và môi trường nuôi dạy ảnh hưởng tới sự thông minh của trẻ
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn liệt kê bên trên gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ, làm trẻ phát triển chậm. Tuy vậy, các yếu tố dưới đây mới ảnh hưởng quyết định tới độ thông minh của trẻ, theo tiến sỹ Phaeng Chinaphong giải thích, bao gồm:
- Di truyền từ gen
- Môi trường nuôi dạy, thức ăn hấp thụ, điều kiện kinh tế và văn hóa xung quanh và thói quen tập tục tại nơi sinh sống
Cho dù độ thông minh của trẻ bắt nguồn từ đâu, nhưng nó luôn có thể phát triển hơn từ lúc còn nhỏ. Đặc biệt, trong 3 năm đầu đời, não bộ phát triển tới 80%.
Vì thế muốn trẻ thông minh hãy quan tâm chăm sóc sẻ thật đặc biệt, đi đôi với việc bảo vệ và tránh cho trẻ tiêu thụ những thức ăn có hại tới sự phát triển.
Sự quan tâm của cha mẹ sẽ là cách tuyệt vời nhất để giúp con phát triển tốt
Bạn có thể chưa biết:
Cho trẻ ăn cá giúp trẻ thông minh hơn mỗi ngày
Trẻ chậm nói là dấu hiệu bé rất thông minh hay do đang gặp vấn đề sức khỏe?
Các yếu tố khác gây ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ
Trẻ không ăn đủ 5 nhóm dưỡng chất
Việc trẻ không ăn đủ 5 nhóm dưỡng chất không những làm trẻ chậm lớn, còn ảnh hưởng tới não bộ và sự thông minh của trẻ một cách trực tiếp, và làm cơ thể trẻ yếu ớt không phát triển bằng trẻ cùng trang lứa.
Môi trường xung quanh
Không nhất thiết là từ khói thuốc lá, ống khói, chất thải công nghiệp hay nhà máy, tất cả những mối nguy hiểm này đều có thể gây ảnh hưởng tới não bộ của trẻ, lẫn ảnh hưởng tới bố mẹ nữa.
Trẻ thiếu tiếp xúc với xã hội
Từ việc bố mẹ không có thời gian dành cho con cái, mối liên kết trong gia đình theo kiểu, người ai nấy lo, không thường xuyên có sự trao đổi, giao tiếp sẽ làm trẻ giảm khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.
Đây là lý do quan trọng dẫn đến quá trình hình thành và phát triển của não bộ, trẻ mất đi cơ hội được học hỏi trao đổi kiến thức.
Trẻ thiếu các trải nghiệm học hỏi tích cực
Bố mẹ không cho có thời gian cho trẻ đi mở mang thế giới bên ngoài, trải nghiệm và học hỏi bên ngoài xã hội, hoặc không khuyến khích cho trẻ tham gia các hoạt động văn nghệ, nghệ thuật hay thể thao ở môi trường bên ngoài.
Trẻ em với sức khỏe tinh thần không tốt
Do thiếu sự thương yêu, đùm bọc đầm ấm trong gia đình hoặc trong một số trường hợp, do dạy con cái quá nghiêm khắc, cưỡng ép trẻ làm điều chúng không thích hoặc không thành thạo, làm trẻ căng thẳng, lo lắng, nhìn nhận bản thân tiêu cực.
Chính điều này gián tiếp ảnh hưởng tới độ phát triển của não bộ trẻ, làm tinh thần của trẻ không được phát triển đầy đủ, làm quá trình phát triển của trẻ bị cản trở.
Trẻ rơi vào tình trạng giận dữ hay buồn bực, cô đơn trong một thời gian dài sẽ tiết ra lượng Cortisol ức chế thần kinh, là hóc-môn cản trở sự phát triển não bộ của trẻ, làm quá trình phát triển của trẻ chậm đi.
Dù gì chăng nữa, sự thông minh của trẻ nằm chính ở cách nuôi nấng của bố mẹ, đừng nóng vội nếu hôm nay con mình còn chưa giỏi hoặc chưa khôn lớn vì tình yêu dành cho con, sự quan tâm và săn sóc con cái có khả năng giúp trẻ phát triển đầy đủ và thông minh hơn.
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cập nhật và thảo luận cùng những cha mẹ khác nhé
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!