Mướp đắng là một trong những thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh vị đăng đắng lạ miệng, mướp đắng còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt. Vậy phụ nữ sau sinh mổ có nên ăn mướp đắng hay không?
Mướp đắng – “cá sấu xanh” tốt cho sức khỏe
Khổ qua, “cá sấu xanh” là những tên gọi khác của mướp đắng. Đây là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình nông thôn Việt Nam.
Thuộc họ bầu bí, mướp đắng được đánh giá là loại đắng nhất nhì trong các loại rau quả. Đây là loài thực vật nhỏ, thân leo bằng tua cuốn. Thân mướp đắng nhỏ, có cạnh, đường kính khoảng 3 – 6mm. Lá mướp đắng có màu xanh lục, mặt dưới thường có màu nhạt hơn mặt trên, phiến lá có lông bao phủ.
Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn và đắng. Thành phần dinh dưỡng trong mướp đắng rất phong phú như:
- Giàu vitamin C: Lượng vitamin C trong mướp đắng đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí. Ăn mướp đắng có thể phòng bệnh xuất huyết hoặc cảm mạo, phòng xơ vữa động mạch, nâng cao sức đề kháng, …
- “Sát thủ của chất béo”. 40-60% lượng đường trong cơ thể có thể bị phân hủy bởi chất giúp tiêu mỡ đặc biệt trong mướp đắng. Các chị em muốn giảm cân thường tăng mướp đắng trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Giảm đường. Mướp đắng chứa nhiều glycosid giúp giảm đường trong máu. Các bệnh nhân đái tháo đường thường dùng mướp đắng để khai thác tác dụng trị liệu
- Protein của mướp đắng có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể kháng tế bào ung thư
- Tăng cường thị lực với vitamin A dồi dào trong mướp đắng. Vitamin A cũng có tác dụng tăng tốc độ hồi phục tổn thương
- Hợp chất thực vật và chất xơ trong dược liệu có tác dụng hạn chế tích trữ chất béo và hỗ trợ quá trình thải độc của gan
- Giàu vi chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, C, Canxi, Kẽm, Mangan, Photpho, Sắt, Beta – carotene và Magie,…
Với nhiều công dụng như thế, mướp đắng được ưu ái xuất hiện như một món ăn trong mâm cơm gia đình Việt. Đồng thời, mướp đắng cũng được xem là dược liệu chữa bệnh lành tính.
Những lưu ý khi ăn mướp đắng
Phụ nữ sau sinh mổ có nên ăn mướp đắng?
Cùng với hải sản và thức ăn lạnh, mướp đắng bị hạn chế với mẹ sau sinh mổ. Một số nguyên nhân khiến mẹ sau sinh mổ không nên ăn mướp đắng là:
Để hồi phục sau sinh mổ, cơ thể mẹ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Trong khi đó, mướp đắng chứa quá ít chất béo, không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.
- Giảm huyết áp là một trong những tác dụng của mướp đắng. Vì thế, mẹ sau sinh mổ ăn nhiều sẽ bị tụt huyết áp, đau đầu
- Hợp chất vicine trong hạt mướp đắng khiến mẹ đau đầu, đau bụng. Thậm chí, với mẹ sinh mổ chưa hồi phục hoàn toàn, chất này còn khiến mẹ bị hôn mê
- Tính hàn của mướp đắng khiến mẹ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, Dòng sữa nuôi bé cũng bị giảm về lượng và chất
- Nhiều trường hợp mẹ sau sinh mổ ăn mướp đắng bị hậu sản, co thắt tử cung, rất nguy hiểm
Do đó, mẹ sau sinh mổ không nên ăn mướp đắng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Ai không nên ăn mướp đắng?
Bên cạnh mẹ sau sinh mổ, một số người bệnh cũng không nên ăn mướp đắng. Điển hình như:
- Phụ nữ mang thai: Tương tự như mẹ sau sinh, phụ nữ mang thai cần nhiều dưỡng chất để hình thành và nuôi dưỡng thai. Mướp đắng lại không đủ dưỡng chất cần thiết
- Người bị bệnh huyết áp thấp: Chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng khiến người ăn bị hạ đường huyết
- Bệnh nhân bệnh gan, thận: Sau khi ăn mướp đắng, enzyme gan tăng cao. Điều này có tác động xấu đến hoạt động của gan. Bên cạnh đó, các chất trong mướp đắng còn có khả năng thay đổi hình dạng tế bào gan
Mẹ sau sinh mổ có nên ăn mướp đắng không? Đến đây chắc bạn đã có câu trả lời rồi nhỉ? Chúc bạn và bé sớm hồi phục sau chặng đường sinh mổ. Và bắt đầu một chặng đường mới nhiều niềm vui và thử thách.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!