Sau sinh ăn yến được không? Sản phụ có thể ăn yến nhưng tuyệt đối đừng dùng yến ngay. Tốt nhất là mẹ chỉ nên ăn yến sào khi đã ra tháng, tức có nghĩa là hơn 1 tháng tính từ lúc sinh em bé. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Công dụng của tổ yến
- Sau sinh ăn yến được không? Nên ăn khi nào?
- Tác dụng của yến sào với phụ nữ sau sinh là gì?
- Lưu ý khi ăn yến sào để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất và không gây tác dụng phụ
- Cách chưng yến cho mẹ sau sinh bằng cách dùng bếp gas
Công dụng của tổ yến
Yến sào là tổ của con chim yến (sào nghĩa là cái tổ, còn yến nghĩa là chim yến). Trên thực tế, có nhiều loại tổ yến, song chỉ có loại tổ yến được làm từ nước bọt của loại chim này được dùng làm thực phẩm, còn tổ yến làm bằng lông hay cỏ rạ thì không.
Trong Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm, bổ phế, trừ ho, định suyễn.
Khám phá thêm:
Tổ yến có vị ngọt, tính bình (Nguồn ảnh: istockphoto)
Một số tác dụng của yến sào
- Yến sào là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Hàm lượng protein trong tổ yến chiếm khoảng 30%, có loại lên tới gần 60%. Sinh xong ăn yến là cách hỗ trợ người mẹ rất nhiều trong việc làm lành vết thương sau sinh, tốt cho các tế bào và giúp tăng cường chất lượng, số lượng sữa mẹ.
- Các khoáng chất như canxi, đồng, mangan, sắt, kẽm, selen, magie, crom chiếm tỷ lệ không quá cao trong tổ yến, nhưng nó đều là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tác dụng của yến sào với phụ nữ sau sinh là khi đi qua sữa mẹ, chúng có thể giúp trẻ có được bộ xương chắc khỏe, một sức đề kháng tốt để lớn lên khỏe mạnh. Vì vậy mẹ không cần lo lắng về việc sinh xong có được ăn yến hay không nhé!
- Chất agrinine của tổ yến được cho là có thể cải thiện sinh lý khi sinh xong, tăng ham muốn, giảm khô hạn cho các bà mẹ.
- Một số hoạt tính sinh học của yến có khả năng kích thích phân chia, sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên để tăng cường sức đề kháng và chống lão hóa. Cũng từ đây, thông tin tổ yến có thể cải lão hoàn đồng được phát đi nhanh chóng. Thế nhưng với mẹ sau sinh, ăn yến chỉ đơn giản là làm giảm sự chảy xệ và nếp nhăn của làn da một phần nhỏ chứ không phải là thần dược trẻ mãi không già.
- Ngoài ra, tổ yến còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác có tác dụng bồi bổ, tăng khả năng hấp thu, giảm mất ngủ và có lợi cho hệ tiêu hóa (nhuận tràng) cho các bà mẹ sinh xong.
Thời điểm nào là thích hợp để các mẹ ăn yến sào sau khi sinh?
Sau sinh ăn yến được không và nên ăn khi nào? Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi vừa mới sinh con xong, sản phụ tuyệt đối đừng dùng yến ngay. Tốt nhất là chỉ nên ăn yến sào khi đã ra tháng, tức có nghĩa là hơn 1 tháng tính từ lúc sinh em bé. Trong khoảng 6 tháng đầu khi cho con bú, cơ thể mẹ luôn có nhu cầu bổ sung 550gram calo và 28gram protein.
Nếu trong thời gian đang cho con bú, mẹ ăn yến đều đặn thì sẽ có thêm nhiều sữa nuôi con hơn, không những vậy còn giúp tăng cường sức đề kháng cho bé phát triển một cách toàn diện. Tổ yến còn giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng, nhất là sau quá trình vượt cạn nhiều mẹ bị mất sức, suy giảm hệ tiêu hóa, cơ thể yếu ớt, khó hấp thu thức ăn, nhất là những bà mẹ sinh mổ thì sức khỏe còn yếu hơn sinh thường.
Yến sào giúp mẹ tăng cường thể lực (Nguồn ảnh: istockphoto)
Yến sào giúp tăng cường thể lực cho mẹ bầu, phục hồi nhanh chóng vết mổ. Trong tổ yến chứa 1,75% Lysine giúp tăng khả năng hấp thụ tốt các thức ăn có Canxi để giúp cho xương, răng chắc khỏe, chống lão hóa cột sống… Tổ yến còn có các thành phần Glycine (1.99%) và Collagen rất tốt cho da, giúp bà mẹ sau khi sinh không bị trường hợp da nhăn, chảy xệ… Mẹ có thể tự tin hơn rồi phải không nào?
Một trong những tác dụng của nước yến chính là giúp hỗ trợ vết thương mau lành. Vậy nên các mẹ sinh mổ hoàn toàn có thể dùng nước yến.
Khám phá thêm:
Lưu ý khi ăn yến sào để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất và không gây tác dụng phụ
Theo Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa khoảng 5g yến sào và dùng liên tục từ 1 đến 3 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt. Yến sào khi lạm dụng thì sẽ được thải ra ngoài theo cơ thể. Phụ nữ mang thai nếu có điều kiện nên ăn yến sào trong một năm để sinh con khỏe mạnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Theo bà Phụng, yến sào tốt nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không nên ăn đó là trẻ sơ sinh dưới 4 tuổi, người bị bệnh cúm đang mệt mỏi và người có cơ địa dị ứng với protein, nếu không sẽ sốc phản vệ.
Ủy ban Các chuyên gia quốc tế về phụ gia thực phẩm (JECFA), trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) phát hiện một số yến sào chứa nitrite. Để loại trừ nitrite khỏi yến sào cần rửa sạch yến, ngâm nước thật lâu khoảng vài giờ trước khi nấu để loại bỏ khoảng 90% lượng nitrite trong yến sào. Khi ngâm nên chú ý thay nước 2 đến 3 lần.
1 số lưu ý khác:
- Chỉ nên ăn 1 lượng yến vừa phải, không nên ăn liên tục, tần suất hợp lý là 1-2 lần/tuần
- Mẹ bị lạnh bụng hoặc huyết áp thấp nên dùng yến vào buổi sáng khi bụng còn đói. Mẹ bị mất ngủ hay huyết áp cao thì nên dùng vào buổi tối
- Nên ăn yến khi còn nóng hoặc ấm, không nên ăn lạnh để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
- Chú ý khi mua yến sào để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách chưng yến cho mẹ sau sinh
- Cho yến đã ngâm nở vào bát trộn đường phèn tán nhuyễn và thêm nước ngập tổ yến
- Bắc nồi chưng lên bếp, đặt bát đựng yến vào, đổ nước vào nồi/chảo ngập đến 1/3 bát.
- Đậy nắp nồi, đun với lửa to đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa
- Đun thêm 25-30 phút là có thể tắt bếp sử dụng thành phẩm.
Có thể chưng yến với ý dĩ, hạt sen, táo đỏ… (Nguồn ảnh: istockphoto)
Cách chưng yến kết hợp với hạt sen
Khi chưng yến cho mẹ sau sinh, có thể thêm vào các nguyên liệu bổ dưỡng nhằm làm tăng hương vị và thêm chất dinh dưỡng. Đối với yến sào chưng đường phèn hạt sen, mẹ có thể dùng hạt sen tươi hoặc khô. Cách chưng tổ yến với hạt sen (có thể áp dụng cách chưng yến với táo đỏ bằng cách thay hạt sen bằng táo đỏ) áp dụng theo các bước sau.
Chuẩn bị:
- 3-5 tổ yến làm sạch ngâm nở
- 25gr hạt sen tươi cần lột vỏ cứng, vỏ lụa, bỏ tim trong hạt, ngâm trong thau nước cho khỏi thâm đen (hoặc 25gr hạt sen khô ngâm trong nước nóng 1-2h cho nở mềm)
- Đường phèn tùy khẩu vị tán nhỏ
- Gừng gọt vỏ thái sợi
Cách làm:
- Bước 1: Hấp cách thủy hạt sen khoảng 20 phút
- Bước 2: Chưng yến với đường phèn như hướng dẫn
- Bước 3: Khoảng 5 phút trước khi hoàn thành thêm hạt sen và gừng vào
Nguồn thông tin: Ăn yến sào tự nhiên hay yến sào nuôi tốt hơn? – VnExpress
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!