Mốc khám thai quan trọng là thông tin mẹ bầu cần nắm rõ để bác sĩ sản khoa biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, từ đó giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ. Vậy có những cột mốc khám thai nào mẹ bầu nhất định không thể bỏ qua?
- Khám thai lần đầu: Tuần thứ 5 – 8 của thai kỳ
- Mốc khám thai quan trọng lần thứ 2: Tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày
- Khám thai lần 3: Thai nhi từ 16 – 22 tuần
- Khám thai lần 4: Từ tuần 22 – 28
- Mốc thám thai thứ 5: Tuần 28 – 32
- Khám thai nhi lần thứ 6: Từ tuần 32 – 34
- Khám thai lần 7: Thai nhi từ 34 – 36 tuần tuổi
- Lần khám thứ 8,9,10: Từ tuần 36 đến tuần 39
Khám thai lần đầu: Tuần thứ 5 – 8 của thai kỳ
Khi mẹ bầu thực hiện lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe của mẹ bầu. Thực hiện các xét nghiệm về máu, nước tiểu để kiểm tra và tính toán được ngày dự sinh sắp tới. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm về âm đạo, tử cung, cổ tử cung, bầu ngực,… Những xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra rõ hơn những dị thường nếu có để hạn chế những vấn đề phát sinh. Sau khi đã có kết quả từ những xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh của mẹ bầu như sau:
- Xét nghiệm máu, nhóm máu để kiểm tra nguy cơ thiếu máu, hệ miễn dịch các bệnh như rubella, viêm gan C, giang mai, HIV,…
- Kiểm tra nước tiểu để chuẩn đoán các bệnh về bàng quang và đường tiết niệu.
- Khám cổ tử cung và kiểm tra HPV (Papillomavirus ở người) hoặc các dấu hiệu ung thư nếu có.
- Tính toán ngày dự sinh thông qua ngày mang thai. Nếu như không rõ ngày mang thai bác sĩ sẽ đề xuất siêu âm để chuẩn đoán ngày mang thai.
Khám thai là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi
Mốc khám thai quan trọng lần 2: Tuần 11 – 13 tuần 6 ngày
Kiểm tra huyết áp, kiểm tra sự tăng trưởng của em bé. Siêu âm để kiểm tra sự phát triển thể chất, tăng trưởng và bất kỳ biến chứng nào với thai kỳ của bạn và kiểm tra Double test.
>>Bài viết liên quan:
Khi nào nên đi khám thai? Những mốc khám thai mẹ bầu cần biết!
Các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng mẹ bầu phải nhớ để đảm bảo cho một thai kỳ an toàn
Khám thai lần 3: Thai nhi từ 16 – 22 tuần
- Khi tiến hành khám thai lần thứ 3, các bác sĩ vẫn sẽ thực hiện các kiểm tra thông thường như cân nặng, huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu,… Những xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra sự phát triển của thai nhi và theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ bầu.
- Nếu chưa được thực hiện xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test, đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 – 18) của thai kỳ. Các xét nghiệm này để sàng lọc các bệnh như ở quý 1 thai kì nhưng có độ nhạy thấp hơn so với Double test.
- Nếu các xét nghiệm cho ra kết quả thai nhi có nguy cơ mắc các dị thường bẩm sinh thì bác sĩ sẽ tiến hành cho chọc ối vào giai đoạn từ tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ để làm xét nghiệm cụ thể hơn.
Khám thai lần 4: Từ tuần 22 – 28
Tương tự khám thai lần thứ 3, khi tiến hành khám thai lần thứ 4 các bác sĩ vẫn sẽ tiến hành các xét nghiệm như bình thường nhằm đo lường khả năng phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.
- Kiểm tra cân nặng và đo huyết áp thai nhi.
- Chỉ định siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, mục đính chính để để kiểm soát được các dị thường nếu có xuất hiện.
- Tầm soát đái tháo đường thai kỳ bằng phương pháp nạp glucose để kiểm tra khả năng hoạt động của các nội tạng.
- Tiêm các loại vắc xin cần thiết để phòng ngừa bệnh.
Mốc thám thai thứ 5: Tuần 28 – 32
Bác sĩ sẽ siêu âm tầm soát dị quý 3 của thai kì để phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như:
- Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé trong bụng mẹ.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu và nồng độ tiểu cầu trong máu. Bạn cũng có thể được kiểm tra lại bệnh giang mai, viêm gan B, viêm gan C và HIV. Nếu nhóm máu của bạn là Rh (-), có thể tiêm thuốc immunoglobulin.
- Tiêm phòng ho gà (ho gà).
- Tiêm phòng VAT lần 2.
- Xét nghiệm nước tiểu, nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng huyết áp.
Mẹ bầu đừng quên các mốc khám thai quan trọng nhé
Khám thai lần thứ 6: Thai nhi từ tuần 32 – 36
- Kiểm tra huyết áp.
- Đo bụng của bạn (sờ bụng) để kiểm tra sự phát triển của em bé.
- Non – stress test: Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé.
- Xét nghiệm nước tiểu, nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng huyết áp.
>>Bài viết liên quan:
Đâu là những mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ?
11 cột mốc khám thai định kỳ mẹ bầu nào cũng phải nhớ
Khám thai lần 7: Thai nhi từ 34 – 36 tuần tuổi
Các phương thức xét nghiệm, khám và chuẩn đoán sẽ tương tự tuần thứ 6 để tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu.
Lần khám thứ 8,9,10: Từ tuần 36 đến tuần 39
Đây là giai đoạn rất quan trong vì mẹ bầu sắp chuẩn bị chuyển dạ. Chính vì thế, bác sĩ sẽ xếp lịch khám thai định kỳ mỗi tuần 1 lần. Thời điểm này, mẹ bầu cần được liên tục kiểm tra huyết áp, đo vòng bụng để kiểm tra thai nhi, kiểm tra nhịp tim và chuyển động thai nhi và thực hiện các loại xét nghiệm cần thiết để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu được tốt nhất.
Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị làm thêm các xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để xác định phương thức mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho thai phụ cách nhận biết dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện.
Tổng kết
Trên đây là lịch trình khám thai cụ thể theo từng giai đoạn mà mẹ bầu nên tham khảo và nắm thông tin. Tuy lịch trình dày đặc và nhiều loại xét nghiệm khác nhau nhưng mục đích chính là đem lại sức khỏe tốt nhất cho thai nhi và mẹ bầu. Thông qua bài viết, hy vọng các mẹ bầu có thêm kiến thức về lịch khám thai và từ đó sắp xếp thời gian khám nhằm duy trì một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!