Thai 36 tuần làm xét nghiệm gì? Mẹ cần siêu âm màu, xét nghiệm nước tiểu, nghe tim thai và đo bề cao tử cung… trong tuần thai này.
Nội dung bài viết:
- Cột mốc quan trọng 36 tuần
- Thai 36 tuần làm xét nghiệm gì?
- Mẹ nên làm gì trong tuần thai này?
- Những lưu ý khi mang thai tuần 36
Thai 36 tuần là giai đoạn nào của thai kỳ?
Đây là tháng thứ 9 của thai kỳ, bắt đầu tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 3. Khi thai được 36 tuần có nghĩa là chỉ còn một vài tuần nữa thôi là mẹ và bé đã có thể gặp nhau rồi đó.
Vì đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trước khi lâm bồn nên mẹ cần sắp xếp thời gian làm một số xét nghiệm quan trọng nhé. Ý nghĩa của việc này là để đảm bảo cơ thể mẹ đã sẵn sàng trước khi sinh. Chúng ta không thể dựa vào kinh nghiệm hoặc hỏi thăm người thân được vì sức khỏe của mỗi mẹ bầu đều không giống nhau. Nếu không thực hiện xét nghiệm, mẹ không thể biết được có nguy hiểm nào đang tiềm tàng hoặc có vấn đề gì cần khắc phục.
Xem thêm
Thai 36 tuần nặng 2.5kg có là quá nhỏ? Mẹ nên ăn như thế nào để giúp con tăng cân?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không: Thắc mắc mọi mẹ bầu cần giải đáp
Theo một nghiên cứu cho thấy những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn đến 5 lần, tỷ lệ trẻ sinh ra có cân nặng đúng chuẩn cao hơn hẳn những bà mẹ không thường làm xét nghiệm ở những tuần cuối thai kỳ.
Thai 36 tuần làm xét nghiệm gì?
Bắt đầu từ tuần 36, khi đi khám thai bác sĩ sẽ cho mẹ bầu lịch hẹn hàng tuần thay vì hàng tháng như trước kia. Tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người mà bác sĩ sẽ tiến hành khám, theo dõi khác nhau. Nhưng, tựu chung chúng ta sẽ có 1 số xét nghiệm trước sinh ở tuần 36 như sau:
- Siêu âm màu: Hay còn gọi là siêu âm 4D để xem hình ảnh của bé, theo dõi động mạch tử cung, động mạch não, nước ối, ngôi thai, biến chứng thai nghén,…
- Xét nghiệm nước tiểu: Kịp thời phát hiện mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật hay không.
- Nghe tim thai: Để biết tình trạng sức khỏe của bé.
- Đo bề cao tử cung: Đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung, kịp thời phán đoán được các tình huống có thể xảy ra khi sinh con.
Các bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu tuần 36, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B…
Song song với việc tư vấn thai 36 tuần làm xét nghiệm gì thì bác sĩ cũng sẽ cho mẹ bầu biết thêm về chế độ dinh dưỡng phù hợp trước khi sinh, hướng dẫn các bài tập cần thiết để mẹ khỏe mạnh, dẻo dai, sẵn sàng sinh con.
Xem thêm
Mẹ bầu nhất định phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nếu không có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Tất tần tật các xét nghiệm máu khi mang thai ở từng tuần mẹ bầu không nên bỏ qua
Ngoài việc khám sức khỏe mẹ mang thai 36 tuần nên làm gì?
- Thường xuyên chia sẻ một cách đầy đủ và chi tiết sức khỏe của mình với gia đình, người thân, bác sĩ. Đôi khi những thay đổi mà bạn nghĩ là bình thường lại chính là dấu hiệu cảnh báo một điều bất thường.
- Lên danh sách những người có thể hỗ trợ bạn khi đi sinh, phương tiện đi sinh cũng như chuẩn bị sẵn giỏ “đồ nghề” để luôn sẵn sàng lâm bồn bất cứ khi nào.
- Ở tuần thai này em bé thường không còn đạp mạnh như trước do “chỗ ở” của con đã khá chật chội, cử động của bé sẽ nhẹ hơn nên mẹ càng cần theo dõi cử động của bé mỗi ngày. Nếu tần suất chuyển động giảm rõ rệt thì cần đến bệnh viện để kiểm tra.
- Các thai phụ bên cạnh việc quan tâm xét nghiệm gì ở tuần 36 cần tìm hiểu về tình trạng bong nút nhầy cổ tử cung. Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung xảy ra ngay trước cơn gò chuyển dạ. Khi bị bong nút nhầy, mẹ sẽ thấy dịch âm đạo đặc, dính, có màu trong suốt hoặc lẫn máu, đôi khi có màu nâu. Đây là dấu hiệu cho thấy em bé sắp chào đời mẹ cần đặc biệt chú ý.
- Mặc dù bụng dạ đã khá nặng nề ở tuần thai này, mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng hằng ngày để khí huyết lưu thông, kích thích tuần hoàn đến thai nhi tốt hơn.
Một số lưu ý cho mẹ bầu tuần thứ 36
Ngoài việc tìm hiểu thai 36 tuần làm xét nghiệm gì mẹ bầu cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng. Các thực phẩm nạp vào cơ thể ở tuần 36 cần lành mạnh, làm tốt nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng và cân bằng năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và giảm các biến chứng thai kỳ.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, thịt bò, các loại cá, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô,… đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho mẹ bầu.
- Thức ăn giàu vitamin A: Mẹ có thể dễ dàng nạp vitamin A qua khoai lang, cà rốt, rau bó xôi.
- Thực phẩm giàu canxi: Nguồn canxi có lợi cho bà bầu có nhiều trong các loại đậu, sữa từ các loại hạt, súp lơ xanh, sữa bò, sữa hạnh nhân, hạt mè.
- Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C: Cam, chanh, bưởi, cà chua, dâu tây, đu đủ đều rất tốt cho bà bầu.
Bên cạnh đó, để quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi mẹ bầu hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé. Đặc biệt, nếu muốn dùng thêm loại thực phẩm chức năng nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc chỉ vì thấy mẹ bầu khác cũng dùng mẹ nhé!
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mẹ bầu hiểu cặn kẽ thai 36 tuần làm xét nghiệm gì để mẹ và con đều khỏe mạnh. Nếu thấy bài viết hữu ích đừng quên chia sẻ để những mẹ bầu khác đều có thể nắm bắt được thông tin hữu ích nha.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!