X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Chuẩn bị đồ đi sinh - tối thiểu phải có những gì?

Mất 7 phút để đọc
Chuẩn bị đồ đi sinh - tối thiểu phải có những gì?

Chuẩn bị đồ đi sinh cần được hoàn thành trước tuần thai thứ 35 hoặc càng sớm càng tốt để đến khi có bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào là mẹ chỉ việc “xách đồ lên và đi”.

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh dành cho mẹ bầu

Gia đình bạn đang chuẩn bị đón bé yêu chào đời? Một trong những việc quan trọng mẹ bầu cần phải làm lúc này chính là chuẩn bị đồ đi sinh cho cả hai mẹ con. Việc này cần phải được hoàn thành trước tuần thai thứ 35 hoặc càng sớm càng tốt để đến khi có bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào là mẹ chỉ việc “xách đồ lên và đi”. Khi cả gia đình đang “cuống cuồng” vì sự có mặt của thành viên mới thì giỏ đồ được chuẩn bị chu đáo sẽ giúp mọi người có thêm thời gian tận hưởng niềm vui đón bé yêu.

Tâm lý chung của các ông bố bà mẹ là thường sợ thiếu thứ này thứ kia nên hay mang theo vô số vật dụng mà trong số đó có nhiều thứ sẽ không hề được đụng đến khi hai mẹ con ở bệnh viện.

Để chuẩn bị đúng và đủ những đồ cần dùng, hãy tham khảo những bí kíp chuẩn bị đồ đi sinh dưới đây nhé:

chuẩn bị đồ đi sinh

Điều cần chú ý đầu tiên là nên tìm hiểu về dịch vụ sinh con tại bệnh viện nơi mẹ chọn để sinh bé trước khi chuẩn bị đồ vì có nhiều bệnh viện hiện đại cung cấp gần như đầy đủ mọi thứ cho sản phụ. Nếu không tham khảo sẽ dẫn đến lãng phí.

Tiếp theo là tiền đóng viện phí. Mẹ thường sẽ phải đặt cọc trước một số tiền khi nhập viên và tất toán chi tiết khi ra viện. Ngoài ra cũng cần một chút tiền mặt để dùng trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên đừng mang quá nhiều tiền vừa bất tiện vừa dễ mất cắp. Các mẹ hãy để người nhà cầm tiền này giúp mình nhé!

Các giấy tờ như sổ khám thai, kết quả các siêu âm, xét nghiệm,… trong suốt quá trình mẹ mang bầu cũng cần phải mang theo đầy đủ để bác sĩ tiện theo dõi. Và đương nhiên, giấy tờ tùy thân của mẹ như chứng minh thư nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu, giấy chuyển viện (nếu nơi sinh khác với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế của mẹ) cũng không thể thiếu khi làm các thủ tục nhập viện và ra viện nhé!

Trước khi nhập viện, nếu có thời gian mẹ bầu hãy tranh thủ tắm rửa sạch sẽ và gội đầu nhé. Mẹ cũng cần đóng bỉm nếu đã rỉ ối.

Nếu mẹ sinh thường và không gặp phải vấn đề gì bất thường thì đa số các mẹ sẽ ở viện từ 2-3 ngày. Nếu mẹ sinh mổ thì thời gian nằm viện cần thiết tối thiểu là khoảng 5 ngày.

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ:

chuẩn bị đồ đi sinh

  • Quần áo: mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 bộ đồ duy nhất để mặc hôm xuất viện vì thời gian ở viện mẹ sẽ mặc áo của bệnh viện rồi. Mẹ hãy lưu ý chọn quần áo dài và được làm từ vải cotton, có cài khuy để tiện mặc khi cơ thể còn nhiều bất tiện nhé.
  • Quần lót giấy: 5-10 chiếc
  • Tất chân: 5 đôi
  • Bông gòn: 1 bịch nhỏ
  • Mũ đội đầu, khăn quàng: mỗi thứ 1 chiếc
  • Dây buộc tóc, kẹp tóc, lược
  • Bỉm quần: 2-3 chiếc sử dụng ngay sau khi sinh khi sản dịch ra nhiều
  • Băng vệ sinh: khoảng 5-10 chiếc loại dày và lớn sử dụng thay cho bỉm quần khi mẹ còn nhiều sản dịch
  • Khăn giấy, giấy vệ sinh, túi nilon đựng đồ bẩn
  • Nước lọc
  • Sữa đặc, sữa tươi để uống: tùy sở thích của mẹ
  • Bát đũa, cốc nhựa, thìa dùng khi ăn cơm. Thêm 1 chiếc cốc nhựa cho mẹ đánh răng nữa nhé.
  • Kem đánh răng, khăn mặt, sữa tắm, nước rửa vệ sinh
  • Phích nước nóng, chậu, giấy vệ sinh dùng cho vệ sinh hàng ngày. Mẹ nhớ chuẩn bị 2 chiếc chậu, 1 để mẹ rửa mặt và để đựng đồ bẩn của bé sau khi thay ra

Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé:

chuẩn bị đồ đi sinh

  • Quần áo: Bé cũng chỉ cần chuẩn bị một bộ đồ mặc khi ra viện giống mẹ vì khi ở viện con cũng sẽ dùng tã vải và quần áo của bệnh viện.
  • Mũ đội đầu, mũ che thóp: mỗi loại 1-2 chiếc
  • Khăn sữa: khoảng 10 -15 chiếc dùng để vệ sinh, lau rửa mặt cho bé và lau ngực cho mẹ. Mẹ hãy phân loại mục đích khăn sử dụng bằng màu khăn nhé, ví dụ khăn rửa mặt cho con thì viền xanh, khăn lau ngực cho mẹ thì viền màu hồng.
  • Khăn xô tắm: 1 chiếc
  • Khăn bông to để quấn và đắp người cho bé: 2-3 chiếc
  • Băng rốn: 5 chiếc
  • Tã giấy: khoảng 15-20 chiếc
  • Quần đóng bỉm: khoảng 5-7 chiếc
  • Bao tay, bao chân: Mỗi loại 3-5 đôi
  • Các dụng cụ vệ sinh: Tăm bông, nước muối sinh lý, gạc rơ lưỡi..
  • Một hộp sữa công thức loại nhỏ hoặc sữa thanh dành cho trẻ sơ sinh phòng khi mẹ chưa có sữa ngay khi sinh. Đi kèm với sữa là cốc thìa nhỏ, bình sữa, dụng cụ cọ rửa bình.

Những lưu ý khi chuẩn bị đồ đi sinh

  • Đồ của mẹ và bé nên được xếp riêng trong giỏ đồ, phòng lúc luống cuống phải lục tung lên mới tìm được đồ dùng cần thiết. Hoặc cẩn thận hơn, các mẹ hãy tách làm 2 giỏ đồ của mẹ và của bé riêng. Nguyên tắc để xếp đồ là những đồ hay được dùng để lên trên, còn những đồ ít dùng hơn thì để xuống dưới.
  • Với những mẹ đã có chỉ định sinh mổ từ trước thì nên chuẩn bị thêm đồ vì thời gian ở viện sẽ dài hơn.
  • Quần áo mang theo cũng nên dựa vào thời tiết để chuẩn bị cho thích hợp.
  • Tất cả quần áo, tã vải, khăn sữa… của bé và quần áo của mẹ nên được làm bằng vải cotton mềm, giặt sạch trước khi dùng.
  • Theo quan điểm khoa học mới, trẻ sơ sinh không cần dùng gối đầu, chỉ cần lót một miếng vải mỏng dưới đầu bé là được nên mẹ không cần chuẩn bị gối cho bé nhé! Sử dụng gối quá sớm sẽ khiến sự phát triển về xương sống của trẻ bị ảnh hưởng.
  • Điện thoại, sạc pin điện thoại và cả máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
  • Mẹ cũng lưu ý là các loại đồ trang sức, điện thoại cần phải đưa lại cho người nhà trước khi vào phòng sinh nhé.
  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, mẹ bầu hãy cẩn thận dặn dò người nhà lưu ý để tránh lúng túng khi ở bệnh viện nhé!

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ hữu ích về việc chuẩn bị đồ đi sinh. Chúc các mẹ bầu có cuộc vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông nhé!

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Tường tận chi tiết các bước sinh mổ dành cho mẹ đang chuẩn bị đón bé yêu chào đời

Mang thai tháng thứ 9 và những chuẩn bị cho công cuộc vượt cạn

Giờ sinh nào tốt nhất nếu sinh con năm Kỷ Hợi 2019?

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

Mecoca

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Chuẩn bị đồ đi sinh - tối thiểu phải có những gì?
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it