Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy là một trong những vấn đề được các mẹ lưu tâm. Một vài những chỉ số xét nghiệm cần thiết: hCG, CBC, nhóm máu,… Việc xét nghiệm giúp mẹ và bé có được sức khỏe tốt trong thời gian thai kỳ và sau khi sinh.
Xét nghiệm Beta hCG
Những thông tin cơ bản về hCG
hCG là hormone thai kỳ. Tế bào lá nuôi trong bánh nhau ngay sau trứng được thụ tinh chính là nhân tố tạo ra hCG. Sau khi thụ thai nồng độ hCG tăng nhanh trong huyết thanh. Do đó, nó đã trở thành một dấu hiệu tuyệt vời cho việc xác định và theo dõi thai nhi sớm. Mức độ ban đầu được phát hiện bằng việc xét nghiệm máu khoảng 11 ngày và xét nghiệm nước tiểu khoảng 12-14 ngày sau khi thụ thai.
Kết quả hCG có ý nghĩa gì?
Mức hCG thấp có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề. Do đó, mẹ bầu nên kiểm tra lại chỉ số này trong vòng 48 – 72 giờ để xem nó có sự thay đổi gì. Mức hCG thấp có thể là do một số những nguyên nhân sau:
- Thai ngoài tử cung
- Nguy cơ bị hỏng trứng hoặc sẩy thai
- Tính tuổi thai không chính xác.
Mức độ hCG cao có thể là do một số những nguyên nhân sau:
- Mẹ bị đa thai
- Lượng AFP trong máu giảm vì nghĩ nhiều đến hội chứng Down
- Thai trứng
- Tính tuổi thai không chính xác.
Xét nghiệm công thức máu
Những thông tin cơ bản về xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu là ứng cử viên sáng giá cho câu xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy.
Xét nghiệm CBC để xác định những vấn đề sức khỏe mà người mẹ có thể mắc phải, thường được thực hiện trong giai đoạn đầu khi mang bầu. Nó theo dõi việc oxy được mang đi khắp cơ thể nhờ các tế bào hồng cầu. Do đó, trong những tuần đầu mang thai (trước 12 tuần) mẹ phải đi làm xét nghiệm công thức máu hoặc bất cứ khi nào bác sĩ chỉ định.
Lợi ích của việc xét nghiệm CBC:
- Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lí mà mẹ có nguy cơ mắc phải.
- Tính được số lượng của ba loại tế bào máu là bao nhiêu để có cái nhìn tổng quát về sức khỏe mẹ.
Thông tin về các chỉ số khi xét nghiệm công thức máu (CBC):
- Dung tích hồng cầu (HCT, PCV)
- Đếm số lượng tiểu cầu (thrombocytes)
- Khối lượng tiểu cầu (MPV)
- Huyết sắc tố Hemoglobin (Hgb)
- Chỉ số hồng cầu
- Số lượng bạch cầu (WBC)
- Phần trăm từng loại bạch cầu (WBC).
- Số lượng hồng cầu Hematocrit (RBC)
Kết quả của công thức máu toàn phần (CBC) có ý nghĩa gì?
- Mẹ bầu sẽ dễ bị nhiễm trùng nếu số lượng WBC thấp. 4.500 đến 10.000 tế bào trên mỗi microliter (tế bào/mcL) được xem là phạm vi bình thường
- Sản phụ có nguy cơ bị thiếu máu nếu số lượng hồng cầu thấp. Ở hai giới, phạm vi bình thường sẽ khác nhau
- Người nam: 4,5 triệu đến 5,9 triệu tế bào/mcL
- Người nữ: khoảng 4,1 triệu đến 5,1 triệu tế bào/mcL
- Huyết sắc tố (hb) được coi là bình thường ở hai giới:
- Người nam: 14 đến 17,5 gram mỗi decilit (gm/dL)
- Người nữ: khoảng 12,3 đến 15,3 gm/dL
- Thiếu sắt là dấu hiệu của mức Hct thấp. Trong khi Hct cao thì có thể bạn bị mất nước. Mức Hct được coi là bình thường ở hai giới:
- Người nam từ 41,5% đến 50,4%
- Người nữ: 36,9% đến 44,6%.
- Nếu RBC lớn hơn bình thường dẫn đến MCV sẽ tăng. Nguyên nhân do lượng vitamin B12 hoặc folate thấp.
- Mẹ có thể bị thiếu máu do các tế bào hồng cầu nhỏ. Điểm MCV được xem là bình thường: từ 80 đến 96.
- 150.000 đến 450.000 tiểu cầu/mcL được coi là phạm vi bình thường của tiểu cầu
Xét nghiệm nhóm máu và yếu tố RF
Khi bắt đầu có thai, mẹ nên lên lịch để xét nghiệm nhóm máu và yếu tố RF
Các nhóm máu
Có 4 nhóm máu chính là A, B, AB và O. Xét nghiệm nhóm máu là câu trả lời hoàn hảo cho xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp mẹ biết mình thuộc nhóm máu nào, trong trường hợp mẹ cần được truyền máu. Ví dụ khi mẹ bị xuất huyết trong thời gian mang thai hoặc khi sinh.
Rhesus (RhD)
Việc tìm ra nhóm máu sẽ giúp mẹ bầu xác định tuýp nhóm máu là dương hay âm tính. Chỉ số này là Rhesus (RhD) hay còn được gọi là kháng nguyên D trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Rhesus có hai dạng: âm tính và dương tính.
Thông thường mọi người có Rhesus dương tính. Nếu mẹ bầu bị Rhesus âm thì khá là nguy hiểm.
Em bé có Rhesus dương thì cơ thể sản phụ tạo ra kháng thể chống lại máu của thai nhi. Việc này không làm ảnh hưởng đến thai kỳ hiện tại. Tuy nhiên, đối với việc mang thai trong tương lai nó sẽ ảnh hưởng rất nặng nề.
Tầm soát dị tật bằng Double Test, Triple Test
Double Test
Xét nghiệm Double test nên thực hiện khi thai từ 11 – 13 tuần tuổi, tốt nhất vào tuần thai thứ 12. Nó giúp sản phụ xác định các dị tật nhiễm sắc thể ở thai nhi. Ngoài ra, nó cũng giúp phát hiện các bệnh lí thần kinh ở trẻ. Ví dụ như hội chứng Down, hội chứng Edward.
Các nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi là nguyên nhân dẫn đến đến các dị tật trong quá trình phát triển của con. Những bất thường như vậy ở thai nhi là cực kỳ hiếm nhưng mẹ không nên chủ quan. Việc xét nghiệm Double test đặc biệt dành cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi
- Người có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh
- Tiểu đường type 1 phụ thuộc insulin.
Triple Test
Đây là loại xét nghiệm sử dụng máu mẹ để phát hiện một số nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Estriol, AFP và hCG là ba chất được dùng trong xét nghiệm này:
- Estriol: là một estrogen được tạo ra bởi thai nhi và nhau thai.
- hCG: Hormone được sản xuất trong nhau thai được gọi là Gonadotropin màng đệm ở người
- AFP: Một loại protein được sản xuất bởi thai nhi gọi là alpha-fetoprotein
Đây là một thủ tục được thực hiện thông qua xét nghiệm máu, không xâm lấn. Thông thường, mẹ bầu có thể xét nghiệm Triple Test từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 trong thời gian thai kỳ. Nhưng kết quả thu được chính xác nhất nằm trong tuần thứ 16 đến 18 theo y văn.
Tầm soát nhiễm trùng thai kỳ
Xét nghiệm viêm gan B
Nhiều sản phụ mắc viêm gan B nhưng không thể hiện triệu chứng gì. Do đó nhiều mẹ vô tình truyền nó sang cho em bé khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh mà không hề hay biết. Vì vậy trong khi mang thai mẹ nên xét nghiệm sinh hóa gan ba tháng/lần và sáu tháng/lần sau khi sinh.
Trong trường hợp mẹ bị viêm gan B, em bé sẽ được bác sĩ tiêm cho một loại globulin để miễn dịch viêm gan B và tiêm mũi vắc-xin viêm gan B đầu tiên sau khi sinh trong vòng 12 giờ. Sau đó, mũi thứ hai sẽ được tiêm cho em bé sau 1 hoặc 2 tháng. Lần tiêm thứ ba tiếp theo là sau 6 tháng.
Ngoài ra các thành viên trong nhà nên xét nghiệm và tiêm phòng nếu chính họ là người mang mầm bệnh.
Xét nghiệm giang mai
Đây là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) và khá hiếm gặp. Thế nhưng để chắc chắn các mẹ nên đi kiểm tra trong ba tháng đầu mang thai. Xét nghiệm thêm trong 3 tháng cuối đối với thai phụ có nguy cơ cao. Trong trường hợp mắc bệnh giang mai mà không điều trị, cả mẹ và bé đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình phát triển sau này.
Xét nghiệm HIV
Đây là xét nghiệm được các bác sĩ và nhiều tổ chức trên thế giới kiến nghị. Mẹ nên xét nghiệm HIV trước khi mang thai. Trong trường hợp xét nghiệm dương tính, sản phụ và em bé có thể kịp thời được chữa trị.
Trên đây là các xét nghiệm mẹ nên làm ở từng tuần khi mang thai. Hi vọng mẹ đã bỏ túi cho mình những thông tin bổ ích.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!