X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thai 36 tuần nặng 2.5kg có là quá nhỏ? Mẹ nên ăn như thế nào để giúp con tăng cân?

Mất 6 phút để đọc
Thai 36 tuần nặng 2.5kg có là quá nhỏ? Mẹ nên ăn như thế nào để giúp con tăng cân?

Thai 36 tuần nặng 2.5kg đã đạt chuẩn chưa là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bên cạnh việc lo lắng về cân nặng của con, mẹ nên chú ý bổ sung thêm dưỡng chất từ thực phẩm để con tăng cân đạt chuẩn và có tiền đề phát triển tốt nhất khi chào đời

Thai 36 tuần nặng 2.5kg có phải đã đạt chuẩn hay con đang quá nhỏ so với cân nặng trung bình giai đoạn này? Theo thang phát triển của thai nhi thì em bé nặng 2.5kg ở tuần 36 là bình thường, mẹ không có gì phải lo lắng.

Nội dung bài viết:

  • Thai 36 tuần nặng 2.5kg là đúng chuẩn hay không?
  • Mẹ nên ăn gì để giúp con tăng cân?

Sự phát triển của thai nhi tuần 36

  • Thai nhi gần như đã sẵn sàng để chào đời, phần má đã hình thành lớp mỡ và cơ, góp phần tạo nên khuôn mặt phúng phính đáng yêu
  • Xương hộp sọ đang di chuyển và chồng chéo lên nhau trong khi đầu bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ. Đây là hiện tượng đúc khuôn hộp sọ, giúp đầu thai nhi di chuyển dễ dàng qua đường sinh
  • Các cơ quan đã trưởng thành gồm có hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch. Hệ tiêu hóa vẫn tiếp tục hoàn thiện cho đến khi sinh do ở bên trong bụng mẹ, em bé chỉ nhận chất dinh dưỡng qua dây rốn, hệ tiêu hóa mặc dù đã hình thành nhưng vẫn chưa chính thức hoạt động và cần mất 1 – 2 năm đầu đời để hệ tiêu hóa thực hiện đầy đủ chức năng bình thường.
  • Phổi bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện, lượng chất béo vẫn chưa đủ để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên nếu con chào đời ở tuần thai này thì tỉ lệ sống sót của bé vẫn là rất cao và bé vẫn đạt được các mốc phát triển tốt trong tương lai.

Bạn có thể chưa biết:

Thai 30 tuần nặng 1.7kg có đạt chuẩn hay không? Cân nặng chuẩn của thai nhi cho mẹ thao khảo

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần lưu ý trong giai đoạn quan trọng này

Thai 36 tuần nặng 2.5kg có là quá nhỏ?

Tuần thứ 36 – Mẹ bầu đã chính thức bước sang tháng thứ 9 – tháng cuối của hành trình thai kỳ. Chỉ số thai tuần 36 về mặt chiều dài là khoảng 47cm và cân nặng là khoảng 2.6kg, tương đương với 1 quả dưa lê. Bé sẽ có xu hướng tăng khoảng 28g mỗi ngày.

Thai 36 tuần nặng 2.5kg có thể xem là hơi dưới mức trung bình một chút, nhưng không đáng kể để mẹ phải lo lắng thái quá. Và chắc hẳn, mẹ biết được cân nặng của con trong những lần tái khám thai. Do đó, hãy hỏi ngay ý kiến của bác sĩ liệu thai 36 tuần nặng 2.5kg có bình thường hay không?

thai-36-tuan-nang-2-5kg

Thai 36 tuần nặng 2.5kg – Mẹ có thể ăn gì để giúp con yêu tăng cân?

Nếu thai phụ đang hơi lo lắng và tự hỏi làm thế nào để tăng cân cho trẻ một cách tự nhiên, dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng nên đưa vào chế độ ăn uống.

Trứng, sữa, sữa chua & đậu phụ

Thai 36 tuần ăn gì để con tăng cân? Tất cả những thực phẩm này đều có hàm lượng protein cao và việc bổ sung đủ lượng protein trong thai kỳ rất quan trọng. Các protein thai phụ tiêu thụ trong thời gian này chủ yếu sẽ được sử dụng để giữ cho sự phát triển của thai nhi đúng hướng đồng thời duy trì các mô của mẹ.

Bông cải xanh, cải xoong & phô mai

Đây là một số nguồn canxi tuyệt vời. Mẹ bầu mang thai 36 tuần cần kết hợp thực phẩm giúp tăng cân này vào cho thai nhi vào chế độ ăn để đảm bảo răng và xương của bé phát triển và cứng cáp theo yêu cầu.

Trái cây

Các loại trái cây tươi như kiwi, chuối, dưa hấu và dâu tây có thể giúp mẹ đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin này cần thiết để đảm bảo rằng nhau thai của em bé tiếp tục hoạt động bình thường. Ngoài ra, vitamin C giúp con hấp thụ chất sắt từ thực phẩm mẹ ăn, cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

thai-36-tuan-nang-2-5kg

Đậu lăng

Nếu vẫn cảm thấy cân nặng của thai nhi 9 tháng dưới mức trung bình, nên thêm đậu lăng vào chế độ ăn. Ngoài việc bổ sung protein, đậu lăng cũng rất giàu vitamin B1, được gọi là thiamine và chất xơ.

Bạn có thể chưa biết:

Cân nặng thai nhi 32 tuần như thế nào là đạt chuẩn?

Bảng cân nặng thai nhi theo ngày giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của bé yêu

Trái bơ

Bơ là thực phẩm tăng cân quan trọng cho trẻ vì chúng giàu chất xơ và vitamin C và E. Thêm vào đó, đây là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh giúp trẻ giữ ấm sau khi sinh. Ăn nhiều bơ sẽ giúp mẹ giải tỏa nỗi lo thai 36 tuần nặng bao nhiêu là vừa đủ.

Cá hồi giúp mẹ mang thai 36 tuần nặng 2.5kg tăng cân 

Khi não của em bé hoàn thiện quá trình phát triển, mẹ phải tiêu thụ một lượng axit béo omega-3 tốt. Cá hồi sẽ giúp cung cấp lượng omega-3 mà mẹ cần.

Rau lá xanh đậm

Đã đến lúc mẹ nên bổ sung thêm rau bina, cải xoăn và các loại rau lá khác, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm giàu magiê này giúp phát triển xương của thai nhi, đồng thời ngăn tử cung của mẹ khỏi những cơn co thắt sớm và chuột rút.

Mặc dù bây giờ mẹ bầu mang thai 36 tuần nặng 2.5kg đã biết cách tăng cân cho em bé trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng điều quan trọng là không nên thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với chế độ ăn uống mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

thai-36-tuan-nang-2-5kg

Điều quan trọng khác thai phụ phải luôn nhớ là hành trình mang thai của mỗi người sẽ khác nhau về trải nghiệm. Vì vậy, ngay cả khi em bé có cân nặng khác với những bà mẹ xung quanh, thì cũng không sao nếu bác sĩ đã xác nhận là trong ngưỡng an toàn. Miễn là mẹ cần tiếp tục ăn uống lành mạnh và nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc sẽ đến với mẹ và bé

Xem thêm:

  • Thai 36 tuần gò nhiều có sao không? Có phải dấu hiệu chuyển dạ?
  • Không tăng cân khi thai 36 tuần – Mẹ có nên quá lo lắng?
  • Thai 36 tuần chưa quay đầu – Mẹ có thể sinh thường được không?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Thai 36 tuần nặng 2.5kg có là quá nhỏ? Mẹ nên ăn như thế nào để giúp con tăng cân?
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it