Thai tuần 36 nặng khoảng 2,6-2,9kg, mẹ bầu sẽ đối mặt với những tình trạng khó chịu như sa bụng bầu, đau xương chậu. Các cơn gò xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn.
- Sự phát triển của thai nhi 36 tuần
- Chỉ số nước ối ở tuần thứ 36
- Cơ thể mẹ khi mang thai 36 tuần tuổi
- Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ tăng tốc cho cân nặng của bé vào thời điểm này?
- Những cú đạp của con có làm mẹ lo lắng?
- Các cơn gò có thể xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm cuối thai kỳ
- Chuyện quan hệ chăn gối từ tuần này trở đi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Chú ý gì khi khám thai tuần thứ 36?
Sự phát triển của thai nhi 36 tuần
Vào tháng này, một em bé ở tuần thai thứ 36 đã có kích cỡ khá lớn. Nếu có thể, mẹ hãy tưởng tượng là giờ đây bé giống như một quả dưa gang dài và to đang nằm trong bụng mình. Chiều dài trung bình của thai nhi tầm 47-48cm và nặng khoảng 2,6-2,9kg.
- Thai 36 tuần đã có kích thước tương đương 1 quả dưa gang
Ở tuần thai này, em bé gần như đã sẵn sàng cho việc chui qua ống sinh để chào đời, con sẽ tiếp tục dự trữ nang lượng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Lớp sáp bã nhờn bao phủ quanh bé đã tan biến, con sẽ nuốt chửng lớp này và ruột sẽ bắt đầu hoạt động.
Thính giác bé đã trở nên vô cùng nhạy bén trong vài tuần qua, các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa liền hẳn để đầu con dễ dàng đi qua kênh sinh; hầu hết xương và sụn vẫn khá mềm để thuận lợi cho quá trình chào đời. Dẫu vậy hệ tiêu hóa của bé vẫn cần thêm thời gian mới có thể hoàn thiện được.
Các chỉ số của thai tuần 36 mẹ nên nắm vững để phòng tránh các bất thường
6 chỉ số chính mẹ cần nắm vững để đánh giá tình hình sức khỏe và phát triển của thai nhi 36 tuần bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân.
Các chỉ số này sẽ được tính toán dựa trên số tuần tuổi cộng với xê dịch từ 0-6 ngày.
Chỉ số thai tuần 36+0
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 64- 76mm, trung bình 68mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-358mm, trung bình 322mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 309-347mm, trung bình 328mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2335-3291g, trung bình 2813g
Chỉ số thai thai tuần 36+1
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 77mm, trung bình 68mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-361mm, trung bình 324mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 310-348mm, trung bình 329mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2360-3327g, trung bình 2844g
Chỉ số thai tuần 36+2
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65- 77mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-363mm, trung bình 325mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 310-348mm, trung bình 329mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2386-3363g, trung bình 2874g
Chỉ số thai tuần 36+3
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65- 77mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-336mm, trung bình 326mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 311-349mm, trung bình 330mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2411-3399g, trung bình 2905g
Chỉ số thai tuần 36+4
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65-78mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-369mm, trung bình 327mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 312-350mm, trung bình 331mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2437-3435g, trung bình 2936g
Chỉ số thai tuần 36+5
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65-78mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-372mm, trung bình 328mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 313-351mm, trung bình 332mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2462-3471g, trung bình 2967g
Chỉ số thai tuần 36+6
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 79mm, trung bình 70mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-374mm, trung bình 330mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 313-352mm, trung bình 332mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2488-3507g, trung bình 2997g
Các chỉ số của bé có thể sẽ xê dịch so với trung bình trên một chút thì mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây chỉ là những con số tương đối để theo dõi mức độ phát triển bình thường của bé mà thôi.
Chỉ số nước ối ở tuần thứ 36
Ở tuần thai thứ 36, lượng nước ối của thai nhi sẽ tăng lên tới 800ml hoặc nhiều hơn thế. Nếu mực nước ối của mẹ nằm trong khoảng từ 6-18cm thì có nghĩa là bé bình thường và an toàn.
Nhưng nếu thấp hơn 5cm và nhiều hơn 25cm là dấu hiệu cho thấy tình trạng nguy hiểm về nước ối. Mẹ cần được theo dõi và điều trị sát sao theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Lượng nước ối bao quanh bé đã đạt khoảng 800ml
Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ tăng tốc cho cân nặng của bé vào thời điểm này?
Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt tiêu chuẩn? Trung bình thai nhi tuần 36 nặng 2997g. Nếu bé vẫn còn ít cân hơn mức cân trung bình thì mẹ cần thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống để giúp cải thiện cân nặng của thai nhi.
Ngoài việc nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, vận động thường xuyên thì mẹ bầu có thể tăng cường thêm các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của mình cho bé mau lớn, kịp thời điểm dự sinh:
- Khoai lang: Ăn hàng ngày, hấp, luộc hoặc nướng đều tốt cho mẹ
- Sữa tươi không đường hoặc bột ngũ cốc: Uống vào các bữa phụ
- Nước cam: Mỗi ngày 1 ly
- Nước mía: 2-3 cốc/tuần
- Trứng gà luộc: Mỗi ngày một quả
- Nước dừa: Mỗi ngày 1 ly nước dừa.
- Cháo cá chép đậu xanh: 2 bữa/tuần
- Tăng cường ăn hải sản và các loại tôm, cá đồng từ 2-3 bữa/tuần.
- Bổ sung nhiều rau xanh đậm và hoa quả vào bữa ăn hàng ngày vừa giúp chống đầy hơi, khó tiêu (khiến mẹ dễ bị chán ăn) lại cung cấp vitamin, khoáng chất và đặc biệt là folic cho bé yêu.
Những cú đạp của con có làm mẹ lo lắng?
Nhiều mẹ than phiền, thai nhi tuần 36 đạp nhiều và đạp mạnh. Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong trường hợp thai nhi đạp nhiều, mạnh hơn bình thường thì về mặt y học đây được xem là hiện tượng bình thường hay thậm chí là tốt vì bé đã cảm nhận được môi trường bên ngoài rõ hơn và phản ứng cũng tốt hơn thông qua cú đạp của mình.
Tuy nhiên nếu ngược lại bé đạp ít đi hoặc không đạp thì mẹ nên đặc biệt lưu ý để theo dõi về số lần con máy. Phòng các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
Các cơn gò có thể xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm cuối thai kỳ
Thai 36 tuần gò nhiều có sao không? Đây là phản ứng của tử cung để diễn tập cho thời điểm em bé sắp chào đời. Cơn gò cứng bụng sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn từ tuần này trở đi.
- Từ tuần thai này các cơn gò sẽ nhiều hơn
Một cơn gò an toàn sẽ chỉ diễn ra từ 30 giây-2 phút và không gây đau đớn cho mẹ bầu. Lúc này mẹ chỉ cần nằm nghỉ ngơi và không thay đổi tư thế đột ngột là ổn.
Nhưng nếu mẹ thấy cơn gò kéo dài, xuất hiện liên tục thì đây là dấu hiệu đáng báo động của nguy cơ sinh non. Mẹ cần nhanh chóng đi khám để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Mẹ nên chú ý gì khi khám thai ở tuần này?
Khi đi khám thai tuần 36, mẹ sẽ được kiểm tra các yếu tố sau:
- Siêu âm màu Doppler để theo dõi động mạch rốn, động mạch tử cung, kiểm tra dây rốn, nước ối;
- Nghe tim thai, đo bề cao tử cung, kiểm tra cổ tử cung, đánh giá độ dài và mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm trong trường hợp dọa sinh;
- Thử nước tiểu để phát hiện bệnh lý tiền sản giật…
- Mẹ có các biểu hiện bất thường như xuất huyết âm đạo, có cơn co thắt thường xuyên hơn thì cần nhập viện để thăm khám;
- Đây cũng là lúc bác sĩ tiên lượng phương pháp sinh, mẹ nên hoàn tất quá trình chuẩn bị đồ dùng và giấy tờ cần thiết chuẩn bị cho việc sinh nở.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!