Mẹ thiếu sữa phải làm sao? Để cải thiện tình trạng này trước hết mẹ nên thư giãn tinh thần, xây dựng thực đơn hằng ngày với những món ăn giúp lợi sữa….
- Nguyên nhân khiến mẹ ít sữa cho con bú
- Nguyên nhân phổ biến khiến bé bú không đủ
- Ít sữa cho con bú phải làm sao?
Nguyên nhân khiến mẹ ít sữa cho con bú
Vú không phát triển đầy đủ trong thời kỳ mang thai
Điều này có thể xảy ra nếu vú mẹ không có đủ mô sản xuất sữa (tuyến tạo sữa).
Mẹ đã trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở vú dẫn đến ít sữa cho con bú
Phụ nữ từng phẫu thuật, chẳng hạn để nâng ngực hoặc thu nhỏ ngực, có thể gặp khó khăn trong sản xuất đủ sữa cho con
Mẹ đang mắc các bệnh lý khác như rối loạn nội tiết, thiếu máu
Sự rối loạn nội tiết gây ra sự rối loạn về hormone, trong đó có cả hormone sản xuất sữa. Còn thiếu máu sẽ khiến người mẹ mệt mỏi, không đủ máu đi đến các cơ quan làm quá trình tiết sữa chậm lại.
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ sau sinh uống sữa Ông Thọ có tốt không, có lợi sữa và giúp bé tăng cân?
Bé bú kém: Trẻ bú lắt nhắt, bú ít trong mỗi cữ cũng khiến mẹ ít sữa
Mẹ thiếu sữa phải làm sao?
Khi trẻ còn nhỏ (khoảng dưới 3 tháng tuổi), việc bú lắt nhắt diễn ra rất thường xuyên vì dạ dày của trẻ còn nhỏ. Lúc này, sữa mẹ chưa xuống nhiều, hoạt động bú lắt nhắt của bé sẽ kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, khi bé đã lớn hơn mà vẫn bú lắt nhắt trong mỗi cữ như vậy, cơ thể mẹ sẽ lầm tưởng là nhu cầu sữa ít hơn và hạn chế tiết sữa.
Chế độ dinh dưỡng không đủ chất hoặc ăn phải thực phẩm/ thuốc gây mất sữa
Trong quá trình tạo sữa, dưới sự tác động của Prolactin, các nang sữa lấy nguồn protein, chất béo và các dưỡng chất cần thiết từ máu của mẹ để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo sữa. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng mất cân đối, hoặc mẹ ăn các nhóm thực phẩm gây ức chế hoạt động của hormone Prolactin có thể dẫn đến mất sữa, ít sữa.
Tinh thần căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ức chế tuyến sữa hoạt động
Cơ thể người mẹ tiết sữa từ tuyến sữa, rồi theo các ống dẫn sữa ra lối thoát ở đầu vú. Sự tiết sữa này chịu ảnh hưởng bởi 2 hormone chính là Prolacin và Oxytocin. Khi người mẹ bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ làm 2 loại hormone này giảm xuống, kết quả là sữa mẹ ít dần đi, thậm chí kéo dài có thể gây mất sữa. Trong thực tế, đây là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh khá thường gặp nhưng lại hay bị bỏ qua.
Mẹ thiếu sữa cho con bú vì bị sót rau
Sót rau là hiện tượng một phần hoặc tất cả nhau thai còn bám trong cổ tử cung của người mẹ sau khi mẹ đã sinh em bé. Mặc dù sót rau rất hiếm gặp, song nó có thể khiến người mẹ đau đớn vì những cơn co bóp tử cung, lượng hormone progesterone (có chức năng duy trì thai) không giảm xuống, ngăn cản quá trình tiết sữa làm mẹ ít sữa.
Mẹ sinh non, sinh mổ cũng gặp phải tình trạng ít sữa sau sinh
Mẹ sinh non khi cơ chế sản xuất sữa chưa hoàn thiện sẽ dẫn đến tình trạng ít sữa sau sinh. Đối với mẹ sinh mổ, những cơn đau sau phẫu thuật cùng với thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau là những cản trở rất lớn với sự hoạt động của tuyến sữa. Vì vậy, những mẹ sinh non hoặc sinh mổ hay gặp tình trạng ít sữa hơn so với các mẹ sinh thường.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách làm nước gạo rang lợi sữa: 30 phút “gọi sữa về” ướt áo
Nguyên nhân phổ biến khiến bé bú không đủ
Mẹ luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái
- Không được bú thường xuyên, dẫn tới giảm hoặc ngừng sản xuất sữa
- Không ngậm bắt vú đúng cách
- Bị tách khỏi mẹ quá sớm
- Được nuôi bằng sữa công thức
Trong vài ngày đầu sau khi sinh, nhiều trẻ thường ngủ li bì, rất khó đánh thức và vì vậy bú được bú ít hơn cần thiết. Một số khác gặp khó khăn trong kiểm soát các cơ liên quan tới động tác mút và khó lòng hút đủ sữa từ bầu vú mẹ. Trẻ sinh non hay thiếu tháng cũng thường gặp khó khăn trong bú mẹ.
Ít sữa cho con bú phải làm sao?
Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết “Mẹ sau sinh rất dễ gặp tình trạng căng thẳng trong việc chăm sóc con, nhất là các vấn đề về sữa mẹ. Và cũng từ đó mà ảnh hưởng đến chất lượng sữa, dễ dẫn đến mất sữa đột ngột. Để tránh tình trạng này mẹ nên dành nhiều thời gian để ngủ và nghỉ ngơi. Mỗi ngày mẹ nên ngủ ít nhất khoảng 10 tiếng, khoảng 2 – 4 tiếng vào ban ngày và 6 – 8 tiếng vào ban đêm. Mẹ có thể tranh thủ những lúc bé ngủ để nghỉ ngơi thư giãn, giúp cho việc sản xuất được thuận lợi hơn, đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ”.
Cho con bú thường xuyên giúp kích sữa
- Mẹ thiếu sữa phải làm sao? Cho bé bú thường xuyên, đừng chờ tới khi con khóc mới cho bú. Các bé bú ít ngủ nhiều có thể ngủ quên và bỏ mất bữa bú.
- Chọn tư thế đúng khi cho con bú và giúp bé ngậm bắt núm vú đúng cách. Để bé tự quyết định khi nào thì kết thúc cữ bú
- Cho bé bú cả hai bên trong mỗi cữ bú. Hãy để bé bú chán chê bầu vú thứ nhất, chỉ chuyển sang bầu vú thứ hai khi bé bú chậm lại hoặc ngừng hẳn.
- Nếu đã tuân thủ những điều này mà bé vẫn bú được ít, mẹ thiếu sữa cho con bú, thì cần tăng số lần cho bé bú hoặc tìm cách kích thích sản xuất sữa thông qua hút sữa bằng máy hoặc vắt bằng tay.
- Tránh cho bé dùng sữa công thức hay bột ăn dặm quá sớm vì điều này có thể khiến bé chán sữa mẹ, và do đó làm giảm nguồn sữa mẹ.
- Hạn chế dùng núm vú giả
- Bổ sung nhiều các thực phẩm giúp gọi sữa về, để mẹ nhiều sữa cho con bú
- Uống nhiều nước: Mẹ nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước trong cơ thể và lượng sữa tiết ra.
- Hạn chế căng thẳng, stress sau sinh: Hãy cân đối thời gian để có thể nghỉ ngơi, không nên lo nghĩ quá nhiều sẽ khiến ức chế tiết sữa ở mẹ.
- Chữa trị dứt điểm các bệnh liên quan đến tuyến vú như viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú,… hoặc các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn chuyển hóa khiến mẹ ít sữa sau khi sinh
Cuối cùng, mẹ đừng quên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia y tế nếu bạn thấy có bất cứ nghi ngờ gì về nguồn sữa mẹ.
Nguồn tham khảo: Mẹ thiếu sữa sau sinh, nên bổ sung gì cho trẻ? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!