Nên cho trẻ bú mẹ bao lâu? Thay vì cho ăn theo thời gian cố định, các bà mẹ cần nhớ trẻ nên bú theo nhu cầu. Đây là lý do tại sao:
Các mẹ bỉm sữa khi còn đang cho con bú có thể nghĩ rằng bé cần ăn liên tục. Bạn có bao giờ tự hỏi dạ dày của em bé lớn thế nào không. Thực sự thì kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh không đơn giản như vậy … Đây là lý do tại sao – và một số cách nhận biết nếu em bé vẫn còn đói sau khi bú mẹ.
Bú theo nhu cầu – kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh
Tại sao kích thước dạ dày của bé không quan trọng?
Mẹ bỉm sữa đã bao giờ tự hỏi: dạ dày của con bé xíu như vậy, tại sao bé luôn đói và đòi ti mẹ?
Chúng ta biết rằng việc cho con bú không chỉ là sự nuôi dưỡng – mà còn là tình yêu thương và sự vỗ về an ủi. Nhưng có đúng là tất cả trẻ sơ sinh đều có dạ dày to bằng quả anh đào?
Hay là tất cả dạ dày của bé một tháng tuổi đều to bằng quả trứng? Khoa học phủ nhận điều này.
Thực tế là trong ngày đầu tiên mới chào đời dạ dày bé chỉ chứa được 5-7ml, sang ngày thứ 3 chứa được khoảng 30ml. Trẻ 1 tuần tuổi dạ dày sẽ chứa được 60ml và sau 1 tháng sẽ chứa được khoảng 150ml.
Tốt nhất, mẹ nên nghe tiếng khóc của con để biết khi nào bé đói và cần được bú.
Bú mẹ theo nhu cầu
Khoa học nói gì về việc nên cho trẻ bú mẹ bao lâu?
Nhiều nhà nghiên cứu thường minh họa kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh bằng viên đá cẩm thạch, điều đó chưa chắc đúng. Một viên đá cẩm thạch chỉ có thể chứa từ 5 đến 7 mililít chất lỏng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhìn chung, dạ dày của bé sơ sinh có kích thước bằng một quả bóng bàn, và có thể chứa khoảng 20 mililít chất lỏng.
Một đánh giá tiến hành trong năm 2008, được công bố trên tạp chí Human Lactation có thể lý giải điều này. Trên thực tế, các tài liệu khoa học thiếu những nghiên cứu căn bản để xác định rõ ràng dạ dày của trẻ lớn như thế nào.
Thật ra, không có câu trả lời chính xác về kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh. Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có khác biệt về kích thước – một số trẻ nhỏ, trong khi những trẻ khác thì lớn. Sự thay đổi kích thước tương ứng với dạ dày của bé.
Thêm nữa, kích thước dạ dày trẻ không quyết định sự thèm ăn và tần suất cho con bú. Sự linh hoạt của dạ dày và thời gian tiêu hóa thức ăn đều ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bé.
Khi nói đến sự linh hoạt của dạ dày, các chuyển động sinh lý – giống như việc tiêu hóa sữa – cũng cần một thời gian để hoàn thiện. Khoa học từ lâu đã khẳng định điều này. Dạ dày bé dần dần hoàn thiện – khi cơ bắp được thư giãn – trong vòng một vài ngày. Điều này cho phép dạ dày trẻ sơ sinh mở rộng tốt hơn và chứa được nhiều chất lỏng hơn.
Trẻ nên bú theo nhu cầu
Cho bé ăn theo cữ dựa vào thời gian giữa các lần cho ăn không phải cách hay. Chúng ta không biết chính xác dạ dày của trẻ lớn như thế nào. Có bé cần ăn sau đó vài giờ, có bé lại cần ăn thêm bữa phụ.
Nhìn chung vấn đề nên cho trẻ bú mẹ bao lâu thì cách tốt nhất đảm bảo rằng bé không bị đói, là theo dõi các dấu hiệu và cho bé bú theo nhu cầu, kể cả nhiều lần trong một giờ.
Cách này cũng được đề nghị bởi Học viện Nhi khoa Mỹ và Liên đoàn quốc tế La Leche.
Thật thú vị, cho bé bú theo nhu cầu không phải là một phát hiện mới. Ngay cả phụ nữ là thuộc các bộ lạc săn bắn hái lượm cũng đã sử dụng phương pháp này.
Trong nghiên cứu về Kung-nam của Namibia và Botswana, vào ban ngày, phụ nữ cho con từ 12 tuần đến 2,5 tuổi bú khoảng bốn lần một giờ. Mỗi giai đoạn lặp lại khoảng 13 phút sau khi bú.
Cách nhận biết nếu bé đói?
Có nhiều cách nhận biết nếu bé muốn đòi ti, chẳng hạn như khi trẻ:
Biểu hiện phản xạ tư nhiên (há miệng ra và rúc vào bạn, tìm ti, hoặc mút vào bất cứ thứ gì bé tìm thấy)
- khóc hoặc rối rít lên
- lắc lư đầu bên này sang bên kia
- há miệng
- thè lưỡi ra
- cho tay hay cả nắm đấm vào miệng
- mím môi như đang bú
Bạn không nên:
- Đợi cho đến khi em bé thực sự đói và la hét mới cho bú. Bé có thể trở nên quá kích động để ăn uống đúng cách. Khóc cũng sẽ làm bé bị kiệt sức, khiến bé ngủ thiếp đi trên ngực bạn.
- Lo lắng nếu em bé không bú hai đến ba giờ một lần. Bạn đang tìm kiếm lịch trình phù hợp, chứ không phải cứng nhắc.
- Lo lắng rằng bé đang quá đói hoặc nghi ngờ mình không đủ sữa. Càng cho ăn thường xuyên, cơ thể bạn sẽ càng sản xuất nhiều sữa hơn. Để biết chắc, hãy theo dõi hai thứ: bỉm và cân nặng. Nếu em bé của bạn đang tăng cân và làm ướt năm hoặc sáu chiếc bỉm mỗi ngày, bé hoàn toàn ổn.
- Cho bé ăn quá nhiều nếu bé no. Có nhiều dấu hiệu rõ ràng bao gồm mút chậm, không quan tâm hoặc quay lưng lại với vú. Ngừng cho ăn khi những dấu hiệu này xuất hiện và không ép bé ăn thêm.
Nhìn chung mẹ nên nhớ để trẻ nên bú theo nhu cầu. Đây là cách đảm bảo sự phát triển của trẻ tốt nhất.
Nguồn: ResearchGate, NCBI, Sciencenews.org
Theo theasianparent Singapore
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!